Những trái mãng cầu ta có trọng lượng từ 0,5-1,5kg thơm ngon, ít hạt được ông Nguyễn Văn Năm (ấp Phú Hưng, xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) trồng thành công, đang tạo nên một hiện tượng trong giới nhà vườn ở miền Tây. Chỉ những cây mãng cầu đang cho trái, ông Năm nói: “Khu vực đang cho trái này là nơi để bà con đến tham quan, học hỏi kỹ thuật. Giờ tôi tập trung làm giống nên việc tư vấn kỹ thuật miễn phí cho bà con là rất quan trọng”.
Sau khi công bố hết dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi ở thành phố Ngã Bảy thận trọng gây dựng lại đàn heo.
Cây dừa được xem là cây có khả năng chịu hạn, mặn cao, tuy nhiên thời gian gần đây, do tình hình hạn, mặn gay gắt, kéo dài và diễn biến phức tạp đã làm nhiều diện tích vườn dừa uống nước tại huyện Chợ Gạo giảm năng suất, nhất là đối với diện tích dừa uống nước tại các xã hệ Ngọt hóa Gò Công như Hòa Định, Xuân Đông, Bình Ninh… hiện sản lượng dừa của các xã này giảm hơn 50%, gây thất thu lớn đối với thu nhập của người dân.
Vốn không có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, nhưng anh Đặng Long Hồ (xã Phong Thạnh Tây B, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã mạnh dạn đầu tư và nghiên cứu để đạt được thành công bất ngờ với mô hình nuôi cua đinh trong bể kính. Hiện mô hình này được xem là “khủng” nhất miền Tây, với thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Theo Viện cây ăn quả miền nam, mùa khô năm 2019 - 2020, tổng diện tích cây ăn trái ở đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng hạn, mặn khoảng 130 nghìn ha, bằng 39,1% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng.
6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,51%, tuy thấp hơn mức tăng cùng kỳ 2019 (tăng 3,16%) nhưng là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh tác động của đại dịch COVID-19 (có lĩnh vực như: du lịch, dịch vụ tăng trưởng âm 0,77%). Những tháng cuối năm 2020, nông nghiệp vẫn được xem là bệ đỡ thúc đẩy kinh tế - xã hội An Giang phát triển.
Lúa mới gieo sạ bị chết giống, lúa trong giai đoạn thu hoạch bị đổ ngã và giảm giá thu mua,... là những tình cảnh mà nông dân trên địa bàn tỉnh đang gặp phải do ảnh hưởng của mưa dầm trong những ngày gần đây.
Cây sầu riêng trồng trên núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) hiện nay được cư dân địa phương chia làm 2 loại. Một loại là sầu riêng hạt hay sầu riêng núi, là loại xuất hiện ở địa phương từ rất lâu. Loại còn lại là các giống mới, trồng phổ biến hiện nay như: Monthong, Ri 6… Giống cây này cho năng suất khá cao và ổn định, đặc biệt dù là loại gì thì sầu riêng trồng trên núi vẫn luôn được đánh giá cao bởi chất lượng thơm ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Ngày 6 và 7-7, Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp đã tổ chức giao cây giống cho người dân trên địa bàn.
Phong trào nông dân khởi nghiệp đã lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, hội viên nông dân TP Cần Thơ. Với tinh thần “dám nghĩ, dám làm”, nhiều nông dân mạnh dạn thực hiện các mô hình sản xuất mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng hành cùng nông dân, các cấp Hội Nông dân (HND) và ngành Nông nghiệp thành phố đã có nhiều giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ nông dân khởi nghiệp.
Thực hiện mô hình “Tết quân – dân” năm 2020, từ đầu năm 2020 đến nay, nhiều đơn vị như: huyện Cao Lãnh, Tam Nông, Châu Thành, Tháp Mười và TP.Cao Lãnh đã chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành thực hiện lễ phát động “Tết quân – dân”. Các đơn vị đã vận dụng sáng tạo các hình thức tuyên truyền, vận động, được các ngành, các cấp và Nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện với nhiều hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, đền ơn đáp nghĩa..., góp sức cùng chính quyền địa phương xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng rất lớn cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, trong đó, các địa phương gồm: Trần Đề, Cù Lao Dung và TX. Vĩnh Châu có tiềm năng cho cả nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi tôm nước lợ thâm canh lẫn bán thâm canh. Ngoài ra, một số địa phương khác như Mỹ Xuyên, Long Phú đã và đang phát triển mạnh nghề nuôi tôm nước lợ, đặc biệt huyện Mỹ Xuyên có mô hình nuôi tôm - lúa, nuôi tôm công nghệ cao phát triển ngày càng rộng tại các hộ nuôi trên địa bàn toàn huyện.