Ở cù lao An Hòa (xã An Nhơn, huyện Châu Thành, Đồng Tháp), ông Phạm Hữu Hiện (Út Hiện) nổi tiếng là người dám nghĩ, dám làm, có nhiều đóng góp cho nông nghiệp địa phương. “Kinh tế thị trường, phải tìm những cái gì thị trường cần, phải tìm giống đáp ứng nhu cầu của thị trường, sản phẩm ngon, sạch, chất lượng mới xuất khẩu được”- ông Út Hiện nói.
Trước thông tin cá nuôi bè chết liên tục vì xâm nhập mặn, Chi cục Thủy sản tỉnh Tiền Giang đã phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y, chính quyền địa phương tổ chức xác minh và ghi nhận tình hình cá nuôi bè tại xã Thới Sơn, TP. Mỹ Tho.
Do ảnh hưởng của hạn mặn, năng suất nhiều loại trái cây vào mùa sụt giảm. Tuy nhiên, theo nhiều nông dân, dù khan hàng nhưng giá trái cây thu mua tại vườn vẫn giậm chân tại chỗ, trong khi giá trái cây tại chợ vẫn ở mức khá cao.
Mặc dù ngành chức năng khuyến cáo về hệ lụy khi bán lớp đất mặt ruộng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng, nhưng nhiều người dân tại huyện Ba Tri, Giồng Trôm (tỉnh Bến Tre) vẫn bán lớp đất phù sa.
Mùa khô năm 2020, thời tiết nắng hạn gay gắt kéo dài làm cho nhiệt độ và độ mặn trong vuông tôm liên tục tăng cao, tôm nuôi chậm phát triển, kéo dài thời gian thu hoạch, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống người nuôi tôm ở huyện Cái Nước.
Theo kế hoạch trong năm 2020, tỉnh Sóc Trăng sẽ phát triển ít nhất 45 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (trong đó 3 sản phẩm đạt 5 sao) và đến cuối năm sẽ có hơn 80 sản phẩm OCOP được chứng nhận. Qua đó, mỗi huyện, thị xã, thành phố có ít nhất 3 sản phẩm trở lên được chứng nhận từ lựa chọn sản phẩm chủ lực trong Đề án Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Sóc Trăng giai đoạn (2018 - 2020), định hướng đến năm 2030.
Lúa vụ Đông Xuân 2019-2020 được thị trường tiêu thụ với giá khá tốt, tạo tâm lý phấn khởi cho nông dân bước vào vụ Hè Thu (HT) 2020. Tuy hạn, mặn vẫn còn xảy ra xen lẫn phòng, chống dịch Covid-19 nhưng nông dân không hoang mang, việc sản xuất vẫn diễn ra bình thường.
Nhiều nông dân ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp, đã tìm ra lời giải cho “bài toán” trồng cây gì, nuôi con gì khi chuyển đổi sản xuất bằng nhiều cách tiếp cận mới, chú trọng đến nhu cầu thị trường và liên kết chặt chẽ để cùng phát triển.
Hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp, tăng thu nhập, xây dựng nông thôn giàu đẹp, văn minh... thời gian qua, cả hệ thống chính trị, người dân tỉnh nhà cùng đồng hành, chung tay thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và giảm nghèo bền vững.
Đó là đánh giá của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Lương Văn Anh tại buổi làm việc cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và các đơn vị liên quan trực thuộc sở vào ngày 4-5, nhằm chuẩn bị tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng chống hạn, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) mùa khô năm 2019 - 2020.
Chị Đặng Thị Ngọc Đào, ở ấp 2B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, cho biết giống dê Saanen có nguồn gốc từ Thụy Sĩ là giống dê rất dễ nuôi, toàn thân lông màu trắng, tai đứng, dê đực nặng từ 60-70kg/con; dê cái nặng từ 50-55kg/con, thời kỳ sinh sản một con dê cái 2 năm đẻ 3 lứa, mỗi lứa từ 2-3 dê con.
Anh Nguyễn Trung Tính, sinh năm 1989, Phó Bí thư Xã đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) xã Hậu Mỹ Trinh (huyện Cái Bè), không chỉ là cán bộ Đoàn năng nổ, nhiệt tình, có kinh nghiệm, khả năng vận động, tập hợp đoàn viên, thanh niên (ĐV-TN) tham gia vào các hoạt động Đoàn, mà còn làm kinh tế giỏi; tích cực hỗ trợ, giúp đỡ ĐV-TN cũng như người dân trong xã, ấp phát triển kinh tế gia đình, vươn lên trong cuộc sống.