Đồng hành cùng với sự phát triển của Hậu Giang, thời gian qua, các nhà báo, văn - nghệ sĩ, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, kiều bào đã có những đóng góp cho tỉnh và tiếp tục hiến kế để tỉnh tiếp tục vươn mình mạnh mẽ trong giai đoạn tới.
Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch mía nguyên liệu niên vụ 2023 - 2024, với niềm vui trúng mùa, được giá. Đây là năm thứ 03 liên tiếp người trồng mía có lợi nhuận sau 05 năm liên tục bị thua lỗ nặng nề.
Bến Tre là một trong những tỉnh nuôi tôm trọng điểm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng nuôi tôm của tỉnh tăng nhanh chóng từ 55.040 tấn năm 2020 tăng lên 96.221 tấn năm 2023. Theo Chi cục Thủy sản Bến Tre, tổng diện tích tôm nuôi của tỉnh năm 2023 là 38.776ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng là 12.915ha. Chính sự phát triển nhanh chóng của mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng của tỉnh đã tiềm ẩn những rủi ro về mặt sản xuất, nhất là vấn đề bùng phát dịch bệnh trên diện rộng, gây nên những tổn thất nặng nề về mặt tài chính cho các hộ nuôi tôm.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần theo sát các thông tin giám sát mặn và các bản tin dự báo xâm nhập mặn được dự báo sẽ tập trung trong tháng 2/2024.
Mô hình kết hợp năng lượng mặt trời với nuôi tôm ở Bạc Liêu không chỉ góp phần giảm chi phí và phát thải CO2, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường, rác thải nông nghiệp gồm bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật có tính chất rất khó phân hủy nên ngay cả khi được chôn lấp, rác thải nhựa vẫn tồn tại nhiều năm gây ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng. Do đó, trong lộ trình thực hiện Đề án Hậu Giang xanh, tỉnh cũng triển khai nhiều giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân trong việc xử lý rác thải nông nghiệp.
Nông dân tại một số huyện trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn cao điểm thu hoạch vụ lúa đông xuân 2023 - 2024. Theo đánh giá của nhiều nông dân, vụ lúa đông xuân năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa tại nhiều cánh đồng tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt nhờ giá lúa tăng vọt nên niềm vui ngày mùa được nhân đôi trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024.
Gần 100 năm cây dừa sáp đầu tiên của Việt Nam “bén duyên” ở vùng đất Cầu Kè, đến nay, địa phương này đã có trên 171.000 cây dừa sáp, được trồng trên diện tích gần 780ha, với sản lượng trung bình mỗi năm trên 3,3 triệu trái. Hiện giá dừa sáp bán tại vườn với giá từ 30.000 - 100.000 đồng/trái, nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao so với các giống dừa thường, cải thiện đáng kể thu nhập của gần 2.600 hộ trồng dừa sáp huyện Cầu Kè; trong đó, hộ Khmer chiếm trên 70%.
Hiện nay, nông dân ở các xã vùng ngọt hoá trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đang tập trung xuống giống vụ hoa màu.
Thông tin từ Huyện uỷ Thới Bình, năm 2023, mặc dù tình hình chung gặp nhiều khó khăn, thách thức, song các cấp, các ngành đã quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ chính trị. Qua đó, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục phát triển cơ bản ổn định, một số lĩnh vực đạt kết quả cao.
Nuôi cua theo hình thức thả trong ao tự nhiên tỷ lệ hao hụt nhiều, lợi nhuận thấp. Vì vậy, để nâng tỷ lệ nuôi cua thành công cao, thu hoạch theo ý muốn, đặc biệt là đổi mới quy trình nuôi cua truyền thống, sang nuôi cua kỹ thuật cao, ông Trần Văn Diếm, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã phát triển quy trình nuôi cua hộp trong bể bạt. Qua 5 năm nuôi cua kỹ thuật cao, ông lời hàng trăm triệu đồng/năm.
Thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngành nông nghiệp Kiên Giang đang dần bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, góp phần giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.