Qua nhiều năm áp dụng mô hình nuôi sò huyết xen canh trong vuông tôm, nông dân huyện Cái Nước không chỉ tích luỹ được kinh nghiệm thả nuôi, chăm sóc và thu hoạch sò huyết thương phẩm hợp lý để bán được giá cao, mà còn tự ương dèo và thuần dưỡng sò huyết giống tại hộ gia đình để tiết kiệm vốn đầu tư con giống, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cây sen thời gian qua đã giúp người dân thị trấn Giồng Riềng, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) tăng thu nhập so với trồng lúa ở vùng đất trũng kém hiệu quả. Ðể mô hình này phát triển bền vững, xứng tầm với tiềm năng sẵn có, chính quyền thị trấn Giồng Riềng đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trong xây dựng nông thôn mới gắn với củng cố, hoàn thiện và xây dựng mới hợp tác xã (HTX); thời gian qua, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung triển khai có hiệu quả nhiều giải pháp liên quan. Nhờ vậy đến nay toàn tỉnh có 175 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp tỉnh. Trong đó, có 19 HTX có đóng góp sản phẩm đạt chuẩn OCOP, với 41 sản phẩm. Nổi bật là nhiều sản phẩm được chế biến từ con cá thát lát mang thương hiệu của HTX Kỳ Như hay sản phẩm trà mãng cầu xiêm của HTX Hậu Giang Yên Bình An; sản phẩm gạo sạch Vị Thủy của HTX Tân Long; sản phẩm chanh không hạt và bưởi của HTX trái cây sinh học OCOP…
Để có được kết quả đáng phấn khởi như trên thì trong giai đoạn 2015-2022, ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững theo các quy trình kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường như hạn chế phun thuốc trừ sâu và sử dụng phân bón hóa học. Điển hình trong canh tác lúa, tỉnh Hậu Giang được tham gia và thụ hưởng từ nhiều chương trình, dự án về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), dự án WB6, GIZ, FARES hay Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) có mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”.
Thời gian qua, các doanh nghiệp, nông dân đã chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng hàng hoá theo chuỗi giá trị, phù hợp yêu cầu thị trường.
Những năm qua, việc phát triển mô hình trồng màu trong nhà lưới được xem là hướng đi hiệu quả đối với nông dân. Qua nghiên cứu thực tế việc trồng màu trong nhà lưới, chị Nguyễn Thị Cẩm Nhung, phường 5, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) đã phát triển mô hình trồng màu thủy canh để cung cấp đến người tiêu dùng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng thu hoạch trong quý I/2023 ước đạt hơn 150.000 tấn, bằng 17,86% kế hoạch, giảm 11,44% so với cùng kỳ năm 2022.
“Máy cắt băm khóm liên hợp với máy kéo” là sản phẩm do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu để ứng dụng tại vùng trồng khóm Cầu Đúc của tỉnh, được kỳ vọng giúp người nông dân ứng dụng cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả canh tác khóm trong thời gian tới.
Khóm Cầu Ðúc - loại nông sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, song để trái khóm Cầu Ðúc tiếp tục vươn xa, tỉnh này đang từng bước nỗ lực phát triển thương hiệu và quảng bá hình ảnh khóm Cầu Ðúc.
Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương trong công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo ở xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển đã giảm dần qua từng năm, đời sống người dân từng bước được nâng lên.
Với hơn 3.500 m2, cựu chiến binh Nguyễn Việt Hùng (ấp Thạnh Ðiền, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau) chia thành từng ô, áp dụng mô hình đa cây, con, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giữ vững vành đai xanh ven đô cho thành phố.
Vừa qua, Đoàn công tác của UBND huyện Tháp Mười do Phó Chủ tịch UBND huyện Đinh Công Phủ làm Trưởng đoàn đã có chuyến tham quan, học tập mô hình trồng sen lấy củ tại tỉnh Sóc Trăng. Cùng tham gia với Đoàn có Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, Quản lý khai thác công trình thủy lợi và Nước sạch nông thôn tỉnh, Hội ngành hàng Sen Đồng Tháp và Công ty Cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt.