Các cấp ủy, chính quyền của huyện Tam Nông đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện có trọng tâm nhiệm vụ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) gắn với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) theo đúng yêu cầu thực tế.
Tổ hợp tác Thành Ðạt (ấp Ðường Ðào, xã Hồ Thị Kỷ) được thành lập năm 2012, với 7 thành viên, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nuôi tôm. Trung bình mỗi thành viên có từ 1-3 ha.
Theo mục tiêu đề ra tại Chương trình số 09-CTr/TU của Tỉnh ủy, năm 2022 có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (NC), 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Theo Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) tỉnh, 9 tháng năm 2022, tỉnh đã xét và công nhận 17 xã đạt chuẩn NTM, 7 xã đạt chuẩn NTMNC.
Sau khi hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn xã An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đã có nhiều đổi thay. Kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.
Ở huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp), ngoài đặc sản bánh đa, mì Quảng nổi tiếng thì vùng đất này còn có một loại khoai lang nức tiếng một thời là khoai lang Dinh Điền. Với nhiều người dân Tân Hồng, khoai lang Dinh Điền không chỉ là loại nông sản mang lại giá trị kinh tế mà còn là một thức quà gắn liền với tuổi thơ.
Việc áp dụng số hóa vùng nguyên liệu cam sành Tam Bình có thể giúp minh bạch hóa thông tin toàn bộ diện tích vùng trồng cam sành. Qua đó, có thể giúp doanh nghiệp lẫn nông dân dễ dàng kiểm soát giảm thiểu tỷ lệ hao hụt trong sản xuất, giảm rủi ro khi đưa ra thị trường, góp phần tăng sự liên kết, tăng lợi nhuận kinh tế.
Năm 2022, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh bắt tay vào thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, gắn với liên kết tiêu thụ tại đồng bằng sông Cửu Long”. Dự án sẽ xây dựng mô hình thâm canh cây ăn quả quy mô 100ha, gồm: sầu riêng, bưởi, xoài, mít, theo tiêu chuẩn VietGAP, có truy xuất nguồn gốc. Cụ thể, Bến Tre có 50ha (gồm 20ha mô hình thâm canh bưởi da xanh và 30ha mô hình thâm canh sầu riêng). Tỉnh Tiền Giang có 20ha mô hình thâm canh sầu riêng. Tỉnh Long An, có 15ha mô hình thâm canh mít. Tỉnh Đồng Tháp có 15ha mô hình thâm canh xoài.
Chúng tôi đến nhà anh Thạch Văn Rươl, Trưởng ấp Tapasa 1, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, thì trời đổ mưa. Cơn mưa mỗi lúc nặng hạt kèm theo dông lốc khiến anh Rươl nơm nớp, cứ hướng mắt về cánh đồng phía sau nhà, nơi phủ màu xanh mơn mởn của lúa đang phát triển, thở dài: “Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng đất này, nên thấu hiểu nỗi vất vả của bà con trong thời buổi khó khăn trước đây. Mưu sinh chủ yếu là làm ruộng, nhưng lao động vất vả trên đồng mà vẫn không lo đủ miếng ăn cho đàn con nheo nhóc. Tuy nhiên, khó khăn mấy người dân cũng kham được, nhưng sợ nhất là ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh”.
Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển ngành tôm, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm 95% sản lượng tôm, cũng là trung tâm của các nhà máy chế biến. Tại đây, ngành tôm phát triển cả về quy mô, kỹ thuật và chất lượng theo hướng hiện đại và bảo vệ môi trường.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững là một trong 3 phong trào trọng tâm do Hội Nông dân Việt Nam phát động từ năm 1989.
Với diện tích ao rộng 3ha, ông Nguyễn Văn Châu ở ấp 4, xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình nuôi cá heo đuôi đỏ xen cá chạch lấu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp tỉnh, việc tiếp cận máy móc hiện đại đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất của nông dân, hợp tác xã trong tỉnh đã trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Nhờ đó, những cánh đồng, làng quê dần thay đổi, đời sống người dân được nâng lên.