Những ngày qua, nhiều cơn mưa trái mùa xuất hiện khiến nông dân lo lắng bất an bởi thời điểm này nông dân đang tập trung xuống giống vụ Hè Thu. Nông dân phải khơi thông rãnh ở ruộng để thoát nước, khơi thông kinh mương để nước mau rút.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các địa phương tron tỉnh đã đẩy mạnh mời gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư và bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân, từng bước nâng cao phẩm chất lúa gạo và lợi nhuận cho người trồng lúa.
Vụ Đông Xuân 2021- 2022, nông dân tỉnh Bạc Liêu xuống giống trên 48.000 ha, vượt kế hoạch của ngành nông nghiệp đề ra trên 1.000 ha.
Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh Bến Tre, diện tích dừa toàn tỉnh hiện nay khoảng 77.230ha, tăng 4,38% so cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch trong tháng ước đạt 63,3 triệu trái, lũy kế trong quý I ước đạt 176 triệu trái, tăng 3,5% so cùng kỳ, đạt 25,5% kế hoạch.
Theo dự báo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, trong tháng 4 này mưa sẽ xuất hiện sớm trên toàn vùng ĐBSCL và có lưu lượng tương đối cao. Tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn, thiếu nước sản xuất nông nghiệp sẽ giảm, tuy nhiên nông dân không nên chủ quan, mất cảnh giác đối với tình trạng nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng cây trồng, vật nuôi…
Là địa phương nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái của vùng đồng bằng sông Cửu Long, phát huy tiềm năng đó, thời gian qua, Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Trong đó, quan tâm việc phát triển kinh tế tập thể, mô hình sản xuất mới hiệu quả, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến… Điều này góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Theo đánh giá của ngành chức năng, mùa khô năm 2021- 2022, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL nhìn chung tương đối thuận lợi, cơ bản không bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
Năm 2021, tại tỉnh Sóc Trăng xuất hiện sâu đầu đen (Opisina arenosella Walker). Ðây là loài sâu hại mới, có khả năng lây lan nhanh và khó phòng trừ, khi sâu gây hại nặng sẽ làm chết cây dừa. Ðến đầu tháng 4 -2022 sâu đầu đen tiếp tục xuất hiện và diện tích dừa bị sâu đầu đen gây hại tại các địa phương khoảng 50ha...
Bên cạnh một số vùng thuận lợi về nguồn nước ngọt trong sản xuất lúa vụ đông - xuân năm 2021 - 2022, một số vùng không thuận lợi, nông dân thực hiện ngắt vụ lúa và luân canh cây màu trên đất 02 vụ lúa + 01 vụ màu. Hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, đặc biệt là việc chuyển đổi trồng bắp, đậu phộng... trên đất lúa ở huyện Trà Cú và một số xã ở huyện Duyên Hải (Ngũ Lạc, Đôn Châu, Đôn Xuân).
So với các địa bàn khác của huyện Phú Tân, xã Nguyễn Việt Khái có lộ trình xây dựng nông thôn mới (NTM) chậm hơn khi mới đạt 14/19. Ông Lê Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã, thổ lộ: “Địa bàn xã nằm ven biển, địa hình phức tạp, nền đất yếu, dân cư sống không tập trung, suất đầu tư cao nên rất khó khăn cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông, thuỷ lợi, hệ thống điện và đảm bảo yêu cầu về quy mô diện tích đối với các hạng mục công trình hạ tầng, trường học, nhà văn hoá, sân thể thao”.
Người dân Trà Vinh chỉ cần trồng lác một lần thì có thể gặt 14 lần mới phải trồng lại. Lác vừa có năng suất, lại có giá thành cao hơn lúa nên ngày càng được trồng nhiều.
Thị trường xuất khẩu tôm năm 2022 dự báo mở ra nhiều cơ hội. Trong khi vùng nuôi tôm ven biển ở ĐBSCL vào vụ nuôi mới lại đối mặt nhiều thách thức.