Phát triển kinh tế gia đình từ chăn nuôi, trồng trọt đã và đang là hướng đi đúng đắn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Qua mô hình trên, nhiều hội viên phụ nữ (HVPN) vươn lên làm giàu chính đáng. Và chị Nguyễn Thị Xiệt (xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An) là một trong những tấm gương điển hình vươn lên làm giàu nhờ trồng bưởi da xanh theo hướng hữu cơ.
Những năm gần đây, các tổ hợp tác khai thác đánh bắt thủy sản xa bờ đã phát huy hiệu quả trong đánh bắt và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Nhằm hoàn thiện Đề án “Chuyển đổi số ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”, vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh (NN&PTNT) Đồng Tháp tổ chức hội thảo trực tuyến tham vấn ý kiến của các ngành, địa phương và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về kế hoạch thực hiện đề án.
Mỗi ngày, Hợp tác xã (HTX) Rau sạch Mười Hai (ấp 4, xã Long Khê, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) cung cấp khoảng 2 tấn rau sạch cho các siêu thị, cửa hàng rau sạch trong và ngoài tỉnh. Tất cả sản phẩm rau của HTX đều có chứng nhận VietGAP, truy xuất nguồn gốc và được sơ chế, sục ozone, đóng gói trước khi xuất bán. Để có kết quả đó, phần lớn công sức thuộc về Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX - Lê Văn Giấy (Mười Hai).
Để chủ động công tác phòng chống hạn, mặn trên địa bàn, thành phố Vị Thanh đã đề ra nhiều giải pháp ứng phó nhằm góp phần giảm bớt thiệt hại cho người dân.
Trong giai đoạn 2021-2025, ngành nông nghiệp Hậu Giang tập trung các mục tiêu, giải pháp đưa nông nghiệp của tỉnh ngang tầm với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và nâng cao đời sống của nông dân.
Sóc Trăng là tỉnh ven biển, với 3 cửa sông gồm: Trần Đề, Định An, Mỹ Thanh đổ ra biển và hệ thống thủy lợi của tỉnh cơ bản hình thành thành 7 vùng dự án. Do địa hình tỉnh tiếp giáp với biển nên hàng năm, địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi triều cường (tháng 10 đến tháng 12) và xâm nhập mặn trong những tháng mùa khô (tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau). Tìm hiểu việc phòng, chống hạn, xâm nhập mặn cũng như đảm bảo diện tích trồng trọt, chăn nuôi của bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2021 - 2022, phóng viên Báo Sóc Trăng đã có cuộc trao đổi với đồng chí Phạm Tấn Đạo - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Sóc Trăng về các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn được ngành nông nghiệp đề ra.
Xã Ninh Thới là 01 trong 02 địa phương của huyện Cầu Kè được công nhận xã NTM kiểu mẫu vào cuối năm 2021. Có thể nói, đây là kết quả của ý Đảng, lòng dân trong việc đưa Ninh Thới đạt xã NTM kiểu mẫu.
"Tập hợp sức dân chung tay xây dựng nông thôn mới (NTM) chính là yếu tố đưa xã Tạ An Khương Ðông, huyện Ðầm Dơi về đích xã NTM. Thời điểm này, chính quyền địa phương và Nhân dân có thể an tâm, hưởng trọn niềm vui từ kết quả của quá trình nỗ lực phấn đấu thời gian qua. Phấn khởi và tự hào với thành quả đạt được, song chính quyền địa phương và Nhân dân luôn đề cao vai trò, nhiệm vụ, xem đây là đòn bẩy, động lực để tiếp tục nâng chất, chinh phục các tiêu chí NTM nâng cao trong giai đoạn tiếp theo", ông Phan Minh Khoẻ, Bí thư Ðảng uỷ xã Tạ An Khương Ðông, phấn khởi chia sẻ.
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Quyết định số 774/QÐ-UBND ngày 22-2-2022 về việc phê duyệt Ðề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.
Ông Phan Hoàng Em (SN 1968) ngụ ấp Phú Thọ, xã An Long, huyện Tam Nông đã tận dụng 2ha mặt nước của 4 ao giữa ruộng lúa ở ấp An Phú, xã An Long để thực hiện mô hình nuôi cá chạch lấu. Bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan.
Ông Phan Hoàng Vân, Giám đốc Hợp tác xã Rạng Đông, xã Bảo Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre cho biết, nhằm giảm thiệt hại khi hiện tượng nghêu chết có thể xảy ra trong thời gian nắng nóng, hợp tác xã tổ chức san thưa và khai thông các vùng nước đọng lại ở các bãi nghêu để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa dễ kích thích nghêu sinh sản và gây ra hiện tượng nghêu yếu, chết.