Trước tình trạng ngập cục bộ xảy ra trong những ngày gần đây, người chăn nuôi cẩn thận bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trước rủi ro dịch bệnh.
Nhiều ngày qua, mực nước lên cao làm cho người trồng khóm ở địa bàn thành phố Vị Thanh thấp thỏm lo âu vì khóm bắt đầu chết.
Đó là mô hình mà bạn Lê Hoài Trung (sinh viên năm thứ 4, ngành nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học An Giang) đang áp dụng tại gia đình. Vốn có tính tự lập sớm nên từ năm nhất đến nay, ngoài tiền học phí gia đình lo thì các khoản khác từ ăn, ở, sách vở đều do Trung tự làm thêm để trang trải các khoản chi phí. Từ hiếu kỳ đến đam mê, giờ đây việc nuôi dúi giúp Trung mang lại nguồn thu nhập rất đáng mơ ước của nhiều bạn bè đồng trang lứa.
Rào tre, bao lưới, thả lục bình rồi trồng cây bần để phòng, chống sạt lở. Đó là mô hình đang được nông dân ở Hậu Giang, Đồng Tháp triển khai, nhân rộng bởi dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, hiệu quả cao và phù hợp với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay.
Chiều 29-10, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đến thăm Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Hàng Trung và mô hình trồng măng tây xanh ở xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh.
Ông Lê Ngọc Mới ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp áp dụng theo mô hình nuôi vịt đẻ an toàn và có liên kết với doanh nghiệp để lấy trứng xuất khẩu. Ông đầu tư chuồng trại đúng kỹ thuật, nguồn trứng sạch do không lạm dụng kháng sinh, kích cỡ đồng đều, sản lượng đảm bảo. Trang trại nuôi vịt sinh học của ông được Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh gắn mã vạch truy xuất nguồn gốc trứng vịt, trở thành trang trại trứng vịt đầu tiên ở ĐBSCL đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
Biến đổi khí hậu đang tác động ảnh hưởng nặng nề đến nền nông nghiệp khu vực ĐBSCL. Những năm gần đây, các địa phương vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm này đã tìm ra nhiều biện pháp bảo vệ mùa màng, nâng cao hiệu quả canh tác.
Nhờ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), những năm qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Long Hồ mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn vay ưu đãi này đã “trợ lực” cho nhiều nông hộ vươn lên thoát nghèo, đời sống ngày càng ổn định, góp phần cùng địa phương nâng chất tiêu chí thu nhập và hộ nghèo trong xây dựng nông thôn mới (NTM).
Giai đoạn 2020-2025, Châu Thành quyết tâm xây dựng thành công huyện nông thôn mới, phấn đấu có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Những bước tạo đà cho chỉ tiêu trên đã và đang được thực hiện.
“Nếu như không trồng bắp, chắc giờ đây vợ chồng tôi đã đi làm thuê kiếm sống tận Bình Dương chứ đâu thảnh thơi ngồi đếm bắp tại nhà như hiện tại” - đó là lời chia sẻ chân tình của chị Nguyễn Thị Mộng Thu, ấp Sóc Tháo, xã Phú Tâm (Châu Thành). Được biết, hộ chị Thu trước đây có hoàn cảnh rất khó khăn và từng được sự giúp sức của Chương trình Chuyến xe nhân ái của Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. Sau khi nhận được số tiền hỗ trợ thông qua chương trình, vợ chồng chị đã gây dựng cuộc sống mới bằng cách trồng bắp và nhờ cây bắp gia đình chị đã vươn lên có cuộc sống ấm no, sung túc.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa phê duyệt Đề án Bảo tồn vườn quýt hồng Lai Vung, giai đoạn 2020 – 2024.
Kinh tế tập thể (KTTT) thời gian qua đã và đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu, tác động sâu rộng vào đời sống sản xuất của người dân. Thực tế, đã có nhiều hợp tác xã (HTX) phát huy sức mạnh KTTT hiệu quả tạo thế và lực thúc đẩy hoạt động HTX phát triển bền vững, nâng cao thu nhập cho các thành viên, đồng thời tạo lòng tin, thu hút đông đảo người dân và các tổ chức tham gia.