Thượng tọa Danh Dổ - Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), trụ trì chùa Cây Trôm tích cực vận động đồng bào phật tử tham gia các phong trào thi đua yêu nước và cùng chính quyền địa phương chăm lo đời sống người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Tam Bình, là huyện có vị trí chiến lược rất quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là một trong những căn cứ chiến đấu của Tỉnh ủy Vĩnh Long, Xứ ủy Nam Kỳ.
Tư lệnh Nguyễn Bình là danh tướng tài năng, đức độ, có nhiều dấu ấn trên đất Long An (Giồng Vinh, Đức Huệ - nơi ông đóng Tổng hành dinh và xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh - nơi ông về họp với Ủy ban Kháng chiến - Hành chính Nam bộ). Hình ảnh vị tướng trận 'oai phong lẫm liệt' khi cỡi ngựa, khi cỡi trâu, lúc dùng xuồng băng bưng biền kháng chiến Đồng Tháp Mười còn lưu trong ký ức các 'lão làng' vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An.
Cách đây 45 năm, vào năm 1978, những người con của Minh Hải tiếp tục chiến đấu để bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc ở địa bàn Trà Phô, xã Phú Mỹ, huyện Hà Tiên (nay là huyện Giang Thành), tỉnh Kiên Giang. Với tinh thần dũng cảm, gan dạ, Tiểu đoàn Bộ binh 3 Minh Hải quyết giữ vững trận địa, giành lại từng công sự, từng đoạn hào và đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch.
Năm 2023 là kỷ niệm 55 năm Ngày Bến Tre được Bộ Chỉ huy Miền trao tặng cờ danh dự thêu 8 chữ vàng “Anh dũng Đồng khởi, thắng Mỹ, diệt ngụy”. Danh hiệu cao quý ấy đã ghi nhận, tôn vinh những chiến công và tinh thần chiến đấu của Đảng bộ, quân và dân Bến Tre trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Góp sức vào công cuộc ấy, không thể không nhắc đến Nữ tướng Nguyễn Thị Định. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của nữ tướng là tấm gương sáng mãi được nhắc nhớ cho các thế hệ.
Đúng ngày này 39 năm về trước (9/9/1984), Kế hoạch CM12, một kế hoạch phản gián có quy mô lớn cả về thời gian, không gian và bố trí lực lượng đấu tranh đã thắng lợi giòn giã, đập tan âm mưu đánh chiếm chính quyền, lật đổ chế độ của các toán biệt kích, tổ chức phản động lưu vong nước ngoài, cầm đầu là các đối tượng Mai Văn Hạnh, Lê Quốc Túy, thâm nhập vào Việt Nam bằng đường biển. Chiến thắng này là dấu mốc quan trọng trong chiến công hào hùng, mưu trí của quân và dân tỉnh Cà Mau và ngành an ninh Việt Nam.
Vào một ngày cuối tháng 8, tiết trời trong veo, tôi chạy xe xuôi theo ĐT902 để đến cầu kinh Thầy Cai nằm cách trung tâm TP Vĩnh Long khoảng 12 cây số.
Cuối năm 1967, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chủ trương chuyển cách mạng miền Nam sang một thời kỳ mới - thời kỳ giành thắng lợi quyết định. Hội nghị Bộ Chính trị (tháng 12-1967) quyết định mở cuộc tiến công chiến lược vào dịp Tết Mậu Thân 1968 bằng phương pháp “Tổng công kích, tổng khởi nghĩa”; kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy khởi nghĩa của quần chúng ở các đô thị nhằm đánh sập chính quyền ngụy, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giành chính quyền về tay nhân dân; đập tan ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận rút quân và ngồi vào bàn đàm phán.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, tỉnh lỵ Bến Tre (từ năm 1948 là thị xã Bến Tre và nay là TP. Bến Tre) có vị trí đặc biệt quan trọng, là nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền cấp tỉnh và cũng là nơi xuất phát thực hiện các ý đồ, kế hoạch đánh phá cách mạng trên toàn tỉnh.
Bến Tre trong những năm kháng chiến chống Mỹ được biết đến là địa phương tiêu biểu đi đầu trong phong trào đấu tranh diệt Mỹ ở Tây Nam Bộ. Đặc biệt trong những năm 1967, 1968 khi tình thế đã có những thay đổi thuận lợi cho lực lượng cách mạng, quân và dân ở Bến Tre từng bước đã có những chiến thắng vang dội về quân sự tác động làm thay đổi tương quan lực lượng. Điều đó làm cho người Mỹ phải xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và bước đầu ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris (tháng 5-1968).
Ðồng chí Châu Văn Liêm là một thầy giáo yêu nước, một người cộng sản kiên cường. Dù cuộc đời hoạt động cách mạng ngắn ngủi, nhưng đồng chí đã có những cống hiến to lớn, phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Theo chủ trương chung của Đảng, quyết tâm của Tỉnh ủy trong đợt Tổng tiến công Mậu Thân là “Đập nát đầu não và lực lượng then chốt của địch tại thị xã, tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng vùng giải phóng xông vào làm nòng cốt cùng đồng bào thị xã nổi dậy giải phóng thị xã, phát triển giải phóng các thị trấn và toàn tỉnh…”.