Ðó là khoảnh khắc lịch sử có một không hai, khoảnh khắc kết nối hai đầu Tổ quốc: Thủ đô Hà Nội - Cà Mau; kết nối những trái tim đến với những trái tim, những tâm hồn đến với những tâm hồn, xây dựng nền móng cho Cà Mau cất cánh!
Đến nay, đã 48 năm trôi qua, kể từ ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam (30/4/1975-30/4/2023), nhưng trong tâm tư, tình cảm tôi không bao giờ quên những kỷ niệm của khoảng thời gian dài tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc.
Nép mình bên khu vườn xanh mát, ngôi nhà cổ như trầm mặc với thời gian. Đến nay, ngôi nhà ấy đã tròn 120 tuổi và được biết đến với tên gọi Nhà Trăm cột. Gọi là Nhà Trăm cột nhưng thực chất ngôi nhà cổ mang kiến trúc nhà rường Huế này có đến 120 cột, được xây dựng từ năm 1901 đến 1903, tọa lạc tại xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước.
Ông Lâm Nuôl quê ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, nhưng đã chọn Cà Mau (Khóm 6, Phường 1, TP Cà Mau) để sống một cuộc đời sôi động, chung thuỷ vẹn tròn với con đường, lý tưởng cách mạng mà Bác Hồ, Ðảng đã lựa chọn cho dân tộc. Khi tìm thông tin, tư liệu để viết bài về đồng bào Khmer Cà Mau, tôi đã được nhiều người nhắc, kể về ông Lâm Nuôl với tấm lòng kính trọng sâu sắc.
Tiếp tục sự kiện “Hương rừng U Minh lần thứ 3 - 2023”, sáng 27/4, tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ diễn ra các hoạt động vui chơi, thi đấu, thu hút đông đảo người dân tham gia với không khí vui tươi, phấn khởi, đầy náo nhiệt.
Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, trận đánh Giồng Dứa đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước thời bấy giờ. Ngày nay, Di tích lịch sử Chiến thắng Giồng Dứa là một trong 4 di tích cấp Quốc gia của TỈNH TIỀN GIANG, được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng công nhận vào năm 2003.
Ông Đỗ Văn Mao (Tư Mao), sinh năm 1943, hiện cư ngụ tại Tổ nhân dân tự quản (NDTQ) số 16, Khu phố 3, Phường 7, TP. Bến Tre, đã có 14 năm làm Trưởng ban Liên lạc Hội Thương bệnh binh miền Nam. Ông Tư Mao nguyên quán ở xã Phú Thạnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Trải qua năm tháng tham gia cách mạng và sau thời gian ra Bắc dưỡng thương, ông đã chọn quê hương Bến Tre làm nơi gắn bó để phát triển cuộc sống gia đình.
Trong những năm qua, với sự quan tâm, chăm lo của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong tỉnh và toàn xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách, người có công với cách mạng ngày càng được nâng cao.
Ðã gần 5 năm qua, bất kể trời mưa hay nắng, cứ vào ngày 17 âm lịch hàng tháng, chị Mã Ngọc Ngân (30 tuổi, Phường 4, TP Cà Mau) đều đặn mang những suất ăn nghĩa tình đến Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần (Trung tâm) trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau). Việc làm của chị mang đậm giá trị nhân văn.
Bia căm thù” ở ấp Hòa Mỹ (xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang), địa điểm ghi dấu sự kiện Mỹ, ngụy đã bắn chết 34 cán bộ, chiến sĩ và nhân dân 2 xã Bình Ninh và Bình Phục Nhì (nay chia tách thành xã Bình Ninh và xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây). Đây là một trong những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên, học sinh.
Là một cán bộ năng động, nhiệt tình, trách nhiệm cao trong công việc, Thượng úy Nguyễn Công Đồng, Phó Đội trưởng Đội Tổng hợp, Công an huyện Cầu Kè luôn được cấp ủy, lãnh đạo và đồng đội ghi nhận, đánh giá cao. Mới đây anh được Hội đồng thi đua, khen thưởng Công an tỉnh đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen.