Mẹ Nam Hải, Quan Âm Phật đài là một vị Quan Thế Âm Bồ tát nổi tiếng tại tỉnh Bạc Liêu nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là điểm du lịch tâm linh Phật giáo đặc sắc, thu hút nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái.
Mẹ Việt Nam Anh hùng (VNAH) Lê Thị Rành là mẹ duy nhất còn sống ở xã Tuyên Bình Tây, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Mẹ là 1 trong 4 Mẹ VNAH đại diện cho 109 Mẹ VNAH còn sống trên toàn tỉnh dự Lễ họp mặt nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ vừa qua.
Ở tỉnh Kiên Giang, hai địa danh Mông Thọ và Kè Một khá nổi tiếng, được nhiều người biết và định vị như chỉ dẫn địa lý cho một vùng đất rộng lớn. Lý giải về ý nghĩa hai địa danh, có nhiều giả thuyết khác nhau, cho thấy sự phong phú, giàu bản sắc văn hóa của vùng đất này.
Ngôi nhà 5 gian, làm toàn bằng gỗ quý hiếm ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) khiến mọi người mê đắm, bởi lối kiến trúc độc đáo của người Hoa.
Sông Vàm Nao, tỉnh An Giang, nối liền sông Tiền và sông Hậu, như hình chữ H, theo hướng Ðông Bắc - Tây Nam giữa 2 huyện Phú Tân (bờ trên, hữu ngạn) và Chợ Mới (bờ dưới, tả ngạn), là con sông có chiều dài khoảng 6km, rộng trung bình 700m, độ sâu chừng 17m. Sông Vàm Nao tuy ngắn nhưng lại có nhiều câu chuyện xưa, chuyện nay thú vị.
Lãnh đạo là phụ nữ tỉnh Đồng Tháp trong thế kỷ XX Nguyễn Thị Lựu, Trần Thị Nhượng (cô giáo Ngài), Võ Thị Việt... đều có những trang sử đời đặc sắc, điển hình để hậu thế noi gương. Dì Năm Vạn (Lê Thị Huệ) - nguyên đại biểu Quốc hội khóa VII, Hội phó Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng khu Trung Nam Bộ, một chức vụ tương đồng với Phó Bí thư Tỉnh ủy lúc bấy giờ, là hiện thân của đa sắc màu rực rỡ.
Với tấm lòng nhân ái, tự nguyện hiến máu cứu người, năm 2022, anh Phạm Thế Dũng (ngụ xã Tân Quy Tây, TP Sa Đéc) và gia đình đã được Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện tôn vinh, khen thưởng là gia đình tham gia hiến máu tình nguyện từ 50 lần trở lên.
Theo đồng chí Nguyễn Chiến Thắng- nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vĩnh Long, “vùng ruột Vĩnh Trà” là vùng ở giữa tỉnh Vĩnh Trà xưa, nay thuộc 4 huyện: Vũng Liêm, Trà Ôn (Vĩnh Long) và Càng Long, Cầu Kè (Trà Vinh). Cả 4 huyện đều được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” với truyền thống đấu tranh ghi nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Ở Tiền Giang, trải qua quá trình khai phá vùng đất mới phương Nam đầy khó khăn, gian khổ, sự nghiệp giáo dục và các thế hệ thầy đồ, thầy giáo ở 2 tỉnh Mỹ Tho và Gò Công (nay là tỉnh Tiền Giang) đã được hình thành, kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhà giáo Việt Nam về lòng yêu nước, thương dân, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục cho dân. Qua 2 cuộc kháng chiến, nhiều thầy giáo, cô giáo ở Tiền Giang đã nỗ lực vượt qua khó khăn, không khuất phục trước kẻ thù xâm lược, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng khi đang làm nhiệm vụ.
Vừa qua, cô giáo Nguyễn Diễm Phương hiện công tác tại Trường Tiểu học Thường Thới Hậu A1, huyện Hồng Ngự đã đạt giải Nhất cuộc thi Giao lưu cấp Quốc gia về đổi mới phương pháp giáo dục an toàn giao thông (ATGT) trong trường học năm học 2021 - 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Công ty Honda Việt Nam tổ chức. Đó là niềm vinh dự và là kết quả của quá trình tìm tòi, chăm chút, tìm hiểu chủ đề ATGT của cô trong suốt quá trình dự thi.
Tại Kỳ họp lần thứ 41 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO, diễn ra từ ngày 9 đến 24-11-2021 tại Paris, Pháp), đã chính thức thông qua hồ sơ khoa học Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu của Việt Nam trong danh sách các danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử có tầm vóc quốc tế niên khóa 2022 - 2023.
Ông Trần Trinh Đức - con trai của ông Trần Trinh Huy (người được mệnh danh là Công tử Bạc Liêu) từ trần tại nhà riêng.