Ngày 24/4, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương họp đánh giá các sản phẩm của các tỉnh, thành trong cả nước. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường - Trần Thanh Nam chủ trì cuộc họp.
Huyện Kế Sách (Sóc Trăng) là địa phương có diện tích cây ăn trái hơn 18.400ha, chiếm hơn 50% diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Hầu hết các loại cây ăn trái được trồng trên địa bàn huyện là các loại trái cây đặc sản rất được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, nhãn ido, nhãn xuồng cơm vàng, thanh nhãn, sầu riêng, vú sữa tím, vú sữa tím tứ quý, vú sữa bơ hồng, mận hồng… Với diện tích cây ăn trái lớn, sản lượng trái cây hằng năm của huyện cung ứng ra thị trường hàng trăm ngàn tấn.
Xuất khẩu thủy sản tháng 5/2025 tuy có phần chững lại nhưng nhìn chung, giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản sau 5 tháng đầu vẫn tăng 18,2% so với cùng kỳ khi đạt mức 4,2 tỷ USD. Tuy nhiên, theo dự báo của VASEP, từ nay đến cuối năm, hoạt động xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ khó duy trì đà tăng trưởng, mà phụ thuộc khá nhiều vào mức thuế đối ứng sẽ được quyết định sau ngày 9/7 tới đây.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã và đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm đặc trưng vùng miền. Tại Hậu Giang, việc xây dựng các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP không chỉ là chủ trương của Nhà nước, mà còn cần đến sự chủ động, tích cực tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và các cơ sở sản xuất. Đây chính là yếu tố then chốt tạo nên hiệu quả thực chất và lâu dài cho hệ thống phân phối sản phẩm OCOP.
UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các sở, ngành, địa phương phát huy tối đa các nguồn lực, tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đổi mới, tinh thần đột phá, trách nhiệm; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, coi khó khăn của doanh nghiệp cũng là khó khăn của mình để chủ động hỗ trợ, đồng hành tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên tinh thần “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”.
Thời gian qua, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) trên địa bàn TP. Bạc Liêu đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân” trong Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao và NTM kiểu mẫu.
Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, sở hữu trí tuệ là một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của các đơn vị, doanh nghiệp. Việc xây dựng được hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ổn định, hiệu quả không chỉ góp phần hoàn thiện chiến lược kinh doanh, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tăng khả năng cạnh tranh cho các đơn vị, doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và xã hội.
Trái cà na thường được dùng để làm các món ăn vặt như: cà na đập dập, cà na ngào đường hay cà na ngâm chua ngọt… Thấy giá trị kinh tế của loại quả này, nên ông Ngô Tuấn Thanh - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và thương mại thực phẩm Thiên Lộc, Phường 7, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) đã dùng trái cà na tươi để chế biến món cà na đập dập và chỉ thời gian ngắn có mặt trên thị trường, sản phẩm cà na đập dập của công ty đã đạt 3 sao OCOP.
Nhiều sản phẩm OCOP của huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) đang vươn xa nhờ ứng dụng thương mại điện tử, nhất là TikTok Shop, Shopee, giúp kết nối hiệu quả với người tiêu dùng cả nước. Đây là bước tiến từ sản xuất truyền thống sang kinh doanh hiện đại, có định hướng chiến lược từ chính quyền đến người dân.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là công cụ pháp lý bảo vệ sản phẩm, mà còn là đòn bẩy chiến lược để nông sản, đặc sản Đồng Tháp khẳng định vị thế trên thị trường, gia tăng giá trị và hướng đến phát triển bền vững.
“Chủ động theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, khu vực để có những đối sách phản ứng kịp thời, phù hợp, hiệu quả, chủ động xây dựng kịch bản ứng phó, không để bị động, bất ngờ. Trong đó, triển khai ngay các giải pháp thích ứng linh hoạt, hiệu quả cả trước mắt và lâu dài với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ”. Đó là một trong những nội dung quan trọng mà UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương thực hiện.
Sau thời gian dài tăng trưởng phi mã thì từ đầu năm 2025 đến nay, xuất khẩu rau quả bỗng nhiên quay đầu sụt giảm liên tục. Xuất khẩu gặp khó đã kéo theo hệ lụy khi giá cả trái cây, rau màu trong nước sụt giảm và tiêu thụ chậm, khiến nhiều hộ nông dân đứng ngồi không yên.