Phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên bản địa để nâng cao giá trị các loại nông sản, xây dựng sản phẩm OCOP góp phần tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới đã được nhiều hội viên phụ nữ trên địa bàn TP Sa Đéc thực hiện hiệu quả. Qua đó, có nhiều phụ nữ mạnh dạn vượt khó làm giàu từ tài nguyên bản địa, tạo nên hình ảnh người phụ nữ năng động, sáng tạo và nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP địa phương.
Đầu ra xuất khẩu trái sầu riêng tiếp tục có nhiều thuận lợi khi gần đây Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng đông lạnh được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ năm 2022, sầu riêng tươi nguyên trái của nước ta đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc theo Nghị định thư được ký vào tháng 7-2022. Thị trường tiêu thụ được rộng mở giúp mang về nguồn ngoại tệ rất lớn và tạo điều kiện cho nông dân nước ta bán sầu riêng được giá, nâng cao thu nhập cho bà con trồng sầu riêng.
Tích cực xúc tiến thương mại, mở ra những cánh cửa mới cho sản phẩm OCOP của tỉnh tiếp cận các thị trường tiềm năng là một trong những “cầu nối” quan trọng, giúp nông sản địa phương khẳng định chất lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.
Làng nghề bánh phồng tôm ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn, hình thành và phát triển đến nay trên 50 năm. Với hương vị thơm ngon, món bánh phồng tôm đã chinh phục được thực khách trong, ngoài tỉnh và nước ngoài. Những năm gần đây, để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm bánh phồng tôm, các chủ thể, cơ sở sản xuất đã đầu tư trang thiết bị, cải tiến chất lượng sản phẩm, bao bì, đưa bánh phồng trở thành sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, nâng lên 5 sao để đủ chuẩn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện ở mức 27.000 - 27.200 đồng/kg (size 0,7 - 1kg), tăng 500 đồng/kg so với 2 tuần trước. Tình hình tiêu thụ cá tra khởi sắc so với tháng trước, giá bán tăng nhẹ, do các doanh nghiệp chế biến có nhiều đơn hàng.
Liên kết vùng ĐBSCL trong xúc tiến thương mại và xuất khẩu là giải pháp quan trọng để quy tụ và tối ưu nguồn lực các địa phương, thúc đẩy vùng phát triển xứng tầm và bền vững cho khu vực này.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế, việc truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm ngày càng trở nên cấp thiết. Điều này không chỉ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế toàn cầu, mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong hoạt động cạnh tranh.
Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa những năm qua luôn được tỉnh đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức. Thông qua các hoạt động kết nối, giúp nhiều cơ sở, DN, HTX khắc phục khó khăn, tìm kiếm, mở rộng thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tạo động lực thúc đẩy sản xuất - kinh doanh và đứng vững trong điều kiện hội nhập kinh tế.
Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch số 6061/KH-UBND của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Sở Công Thương đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển ngành công thương giai đoạn 2021 - 2025, đến nay đã đạt những kết quả nhất định.
Từ sau chuyến thăm và làm việc tại tỉnh của Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trong chuỗi sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 “Bến Tre - Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững”, một số doanh nghiệp (DN) đã đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác đầu tư với tỉnh, trong đó, có các DN đến từ Hoa Kỳ.
Tại Hội nghị ngành Công Thương các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024 do Bộ Công Thương phối hợp với tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhận định, năm 2023 và 9 tháng năm 2024, các địa phương trong khu vực đã đạt nhiều kết quả nhưng vẫn tồn tại những hạn chế. Ðể đạt được kế hoạch đề ra, các địa phương cần tiếp tục chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc triển khai và đưa cơ chế, chính sách vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.
Huyện Ngọc Hiển có hơn 23.000 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, chủ lực là con tôm. Mỗi năm, huyện khai thác hơn 24 ngàn tấn tôm sạch cung ứng cho thị trường. Từ nguồn tôm nguyên liệu chất lượng, người dân đã khéo léo chế biến nên nhiều sản phẩm đặc sản, đặc trưng, được gắn sao OCOP, góp phần đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao giá trị, vị thế cho con tôm vùng rừng ngập mặn.