Diễn đàn Mekong Connect đã hình thành và phát triển được 8 năm, với sự luân phiên đăng cai tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Năm 2023, Diễn đàn Mekong Connect do TP. Hồ Chí Minh đăng cai tổ chức, tạo sự kết nối chuỗi cung ứng và giá trị giữa vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành khu vực ĐBSCL hướng tới nền kinh tế xanh và bền vững.
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Hậu Giang đã đạt được những kết quả khả quan, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. OCOP của tỉnh đều là các sản phẩm đặc trưng, đại diện cho văn hóa, tập quán, thế mạnh của mỗi địa phương trong tỉnh, được chủ thể tìm tòi, chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển đa dạng.
Hội chợ Thương mại sản phẩm nông sản và OCOP tỉnh Tiền Giang năm 2023 tạo điều kiện cho hội viên, nông dân, các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, làng nghề truyền thống của tỉnh giới thiệu, quảng bá thương hiệu; các sản phẩm OCOP tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên kết phát triển sản xuất.
Theo Quy hoạch, tầm nhìn đến 2050, Kiên Giang thành trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia; là cửa ngõ, đầu mối giao thông, giao thương quan trọng; Phú Quốc là trung tâm du lịch, dịch vụ tổng hợp.
Hơn 3 năm, em Nguyễn Văn Có, 19 tuổi, ngụ Tổ nhân dân tự quản số 2, ấp Bảo Hòa, xã Vĩnh Hòa (Ba Tri) khởi nghiệp từ việc chế biến cơm cháy. Đến nay, niềm đam mê khởi nghiệp của Có đã tạo được sự thành công, mang lại thu nhập hơn 3,5 triệu đồng/tháng cho bản thân và gia đình.
Được người dân giới thiệu, chúng tôi tìm về xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang trong một ngày đầu tháng 11-2023, nơi đang phát triển nghề làm chỉ xơ dừa. Không khí làm việc khẩn trương, sôi nổi, tiếng máy chạy ầm ầm từ các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa đã cho thấy sức sống và sự phát triển của nghề làm chỉ xơ dừa ở xã Vĩnh Hựu hiện nay.
Những ngày gần đây, nông dân trồng mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang bước vào vụ thu hoạch. Hiện thương lái vào tận rẫy thu mua với giá từ 1.000-1.250 đồng/kg, mức giá này đang giảm khoảng 800 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng.
Trong quá trình hội nhập mở cửa thị trường, hàng hóa nông sản xuất khẩu cần phải có sự minh bạch trong sản xuất, quá trình truy xuất nguồn gốc được công khai thì mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói (CSĐG) là yêu cầu tất yếu. Toàn tỉnh hiện có 41 vùng trồng được cấp 84 mã số. Một số loại nông sản đã xây dựng MSVT như: dừa xiêm xanh, bưởi da xanh, chôm chôm, xoài, sầu riêng… đã được xuất khẩu sang châu Âu, Hoa Kỳ, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Trung Quốc
Lợi thế lớn nhất của con cá chẽm so với con tôm nước lợ là dễ nuôi, ít dịch bệnh và năng suất có thể đạt 50 - 100 tấn/ha. Còn nói về hiệu quả kinh tế thì con cá chẽm không hề thua kém con tôm nước lợ nuôi thâm canh trong cùng điều kiện. Không những thế, con cá chẽm còn có lợi thế cạnh tranh cả về mặt chất lượng lẫn giá thành với một số quốc gia có nghề nuôi cá chẽm, như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia...
Khi thực hiện đề tài “Bảo tồn gen tôm Bến Tre”, Viện Sinh học nhiệt đới đã phát hiện tỉnh có 58 loài tôm, trong đó 80% là loài có giá trị của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Kết quả này càng khẳng định, con tôm Bến Tre có tiềm năng lớn trong việc sản xuất tôm chế biến, hướng đến xuất khẩu.
Sau khi tăng trưởng mạnh mẽ và bứt phá trong năm 2022, những tháng đầu năm nay tình hình xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh trầm lắng. Dù tỉnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), nhưng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đến nay mới đạt khoảng 786 triệu USD, bằng 65,5% kế hoạch, giảm 8,37% so với cùng kỳ. Hiện tỉnh thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ DN xuất khẩu thuỷ sản để bứt tốc, đến cuối năm kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD như mục tiêu đã đề ra.
Mặc dù xuất khẩu tôm đã tăng trở lại trong những tháng gần đây và theo dự báo sẽ còn tiếp tục tăng từ nay đến hết tháng 11, nhưng khó khăn đối với doanh nghiệp và ngành tôm thì vẫn còn đó. Bởi áp lực về sự cạnh tranh, về tình hình lạm phát… nên giá tôm xuất khẩu đến giờ vẫn chưa được cải thiện nhiều.