Bập bùng ánh lửa trong sản xuất của Làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh) và bánh phồng Sơn Đốc (xã Hưng Nhượng) thuộc huyện Giồng Trôm đã xua tan không khí se lạnh những ngày giáp Tết. Bên cạnh những hộ dân sản xuất thủ công, truyền thống, làng nghề có nhiều hộ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nhằm đẩy nhanh tiến độ và chinh phục thị hiếu người tiêu dùng.
Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết, hiện nay các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng khô các loại ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đang khẩn trương sản xuất nhằm kịp thời cung ứng hàng cho đầu mối tiêu thụ, khách hàng trong và ngoài địa phương.
Cận Tết là thời điểm các ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống ở Cà Mau trở nên nhộn nhịp, tất bật sản xuất những sản phẩm đặc trưng phục vụ khách hàng. Ðiều phấn khởi là nhiều ngành nghề, làng nghề đã từng bước hiện đại hoá quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phân phối cho thị trường cả nước và nước ngoài.
Thời gian qua, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều start-up trẻ đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới và từng bước được khách hàng đón nhận.
Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cá tra lần I năm 2022, sáng ngày 16/12, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP Hồng Ngự) diễn ra lễ khai mạc Không gian triển lãm và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Tháp. Tham dự lễ khai mạc có ông Trần Đình Luân – Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Hàng năm, vào thời điểm này, không khí sản xuất tại làng nghề ép chuối khô truyền thống ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời rất sôi động. Riêng năm nay, do mùa mưa kéo dài, người dân gặp khó trong phơi chuối nên dù đang cận Tết nhưng không khí sản xuất ở làng nghề khá trầm lắng.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản tại đồng bằng sông Cửu Long lâm vào tình cảnh khó khăn về nguồn vốn. Sự hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền và các ngân hàng sẽ là lời giải cho bài toán thiếu vốn để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tại kỳ họp thứ 5 HĐND tỉnh Vĩnh Long, UBND tỉnh đã có tờ trình về việc ban hành nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đặc thù bảo tồn lò gạch, gốm thuộc Đề án Di sản đương đại Mang Thít.
Ngày 13/12, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Sóc Trăng, giai đoạn 2019-2022 và triển khai kế hoạch, giai đoạn 2023-2025.
Lúc 15 giờ 15 phút ngày 12-12-2022, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, thuộc Cục QLTT TP Cần Thơ phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Cần Thơ kiểm tra Cơ sở kinh doanh chả cá Kim Anh, tại địa chỉ 16/45C, đường Nguyễn Khuyến, phường An Cư, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ do ông Nguyễn Văn Đông làm chủ cơ sở (ảnh).
Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Kiên Giang có 148 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, 4 sao. Cùng với sự nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm của các chủ thể, các sở, ngành, địa phương còn tích cực hỗ trợ công tác xúc tiến tiêu thụ, giúp sản phẩm OCOP Kiên Giang ngày càng vươn xa hơn, nâng tầm thương hiệu và giá trị.
Thực hiện Chương trình quốc gia mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), đến nay khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng nghìn sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao, 4 sao đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm, mẫu mã,... được thị trường đón nhận.