Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong những nơi có nhiều tiềm năng và lợi thế lớn để nuôi cá sấu. Riêng tỉnh Đồng Tháp, phong trào nuôi cá sấu phát triển tốt. Việc xây dựng, đàm phán, thống nhất và ký được các Nghị định thư là nỗ lực rất lớn trong thời gian dài của các cơ quan Việt Nam và Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành hàng cá sấu ở Việt Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng phát triển nhanh, bền vững...
Những năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) của tỉnh có bước phát triển. Bên cạnh thương mại truyền thống khá sôi động, thị trường TMĐT ngày càng được mở rộng. Người dân đã hình thành thói quen trong việc ứng dụng công nghệ số để mua hàng trực tuyến, đặc biệt là mua hàng qua các sàn TMĐT đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người dân. Người bán cũng đa dạng và đông đảo hơn từ cộng đồng doanh nghiệp (DN) đến cơ sở sản xuất, hợp tác xã (HTX) và hộ kinh doanh từ thành thị đến nông thôn.
Tỉnh Vĩnh Long có thế mạnh về sản xuất rau quả (rau màu, cây ăn trái) nhờ diện tích trồng và sản lượng thu hoạch lớn. Xác định ngành chế biến rau quả đóng góp quan trọng làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, qua đó nâng cao thu nhập của người sản xuất, tỉnh này đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để thúc đẩy phát triển.
Nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP, từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương vùng ÐBSCL tăng cường công tác vận động, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất... Hoạt động này góp phần tạo ra những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Nhiều loại cây trồng được sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho nông dân…
Nhằm đảm bảo cung ứng kịp thời, không để xảy ra tình trạng khan hiếm, thiếu hụt nguồn hàng thiết yếu cho người dân trong mùa mưa bão, Sở Công thương đã phối hợp các địa phương, doanh nghiệp (DN) chủ động các phương án tổ chức dự trữ hàng hóa. Đến thời điểm này, toàn bộ hàng hóa thiết yếu đã được các địa phương, DN dự trữ đầy đủ và sẵn sàng cung ứng khi có yêu cầu.
ÐBSCL hiện đứng đầu cả nước về xuất khẩu thủy sản, chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Cá tra và tôm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao và là một trong những mặt hàng thủy sản chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cho vùng. Tuy nhiên, trước những biến động của thị trường, tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu đòi hỏi ngành Thủy sản cần có những giải pháp linh hoạt, trong đó liên kết vùng để phát huy sức mạnh cần đặt lên hàng đầu.
Với mong muốn phát huy thế mạnh sản phẩm đặc trưng của địa phương là hạt muối và con tôm, thị trấn Ðầm Ðơi, huyện Ðầm Dơi thành lập Hợp tác xã (HTX) Muối Cà Mau, chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ muối và tôm. Qua đó, phát triển kinh tế nông thôn, gia tăng giá trị các sản phẩm lợi thế của địa phương.
Nhằm đa dạng kênh bán hàng, bắt nhịp với xu thế phát triển của thời đại công nghệ 4.0, thời gian qua nhiều nông dân, hợp tác xã (HTX) và doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở TP Cần Thơ đã quan tâm đưa nông sản lên quảng bá, bán trên các nền tảng mạng xã hội và sàn thương mại điện tử (TMÐT). Song, do còn thiếu các thông tin, kiến thức và kỹ năng nên nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh doanh trực tuyến các sản phẩm nông nghiệp. Trước thực tế đó, ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ đã phối hợp cùng các đơn vị có liên quan để tăng cường công tác tập huấn, hỗ trợ nông dân quen dần với kinh doanh trực tuyến.
Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với định hướng phát triển lĩnh vực thế mạnh của tỉnh, cán bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp thường xuyên bám sát địa bàn, thông tin tuyên truyền, hỗ trợ kịp thời giúp địa phương trong công tác quản lý dịch bệnh trên cây trồng. Từ đó, góp phần đưa tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản tháng 8 ổn định, hầu hết người sản xuất đều có lợi nhuận…
Nếu như giá lúa giữ được đà tăng trong suốt gần 2 năm nay, thì giá heo hơi và tôm nước lợ chỉ mới lấy lại đà tăng giá trong thời gian gần đây sau thời gian dài giảm giá mạnh. Việc tăng giá trở lại của các mặt hàng trên được xem là tất yếu và phù hợp với quy luật cung - cầu của thị trường.