Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.
Gần đây, nhiều nơi nông dân làm nông nghiệp bằng ứng dụng thiết bị bay không người lái thay thế các phương pháp thủ công truyền thống, góp phần thay đổi tư duy để nhà nông bắt nhịp được với nền nông nghiệp thông minh (công nghệ 4.0).
Ngày 29/10, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) phối hợp với Sở NN&PTNT Bạc Liêu tổ chức Hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH)” với sự tham gia của các chuyên gia nông nghiệp vùng ĐBSCL và các tỉnh vùng bán đảo Cà Mau gồm: Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng.
Vụ lúa Đông xuân được xem là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, năng suất lúa ổn định thì giá lúa Đông xuân cũng cao hơn các vụ còn lại. Chính vì thế, thời điểm này nông dân trong tỉnh đã tích cực chuẩn bị chu đáo cho vụ lúa này.
Nâng cao sức khỏe đất trồng trọt gắn với quản lý dinh dưỡng cây trồng là yêu cầu cấp thiết hiện nay nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, phát thải thấp và thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH). Các hoạt động để nâng cao sức khỏe đất trồng trọt và quản lý dinh dưỡng cây trồng cần có sự quan tâm vào cuộc của tất cả các bên có liên quan.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tỉnh Long An xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 khâu đột phá chiến lược, góp phần đưa tỉnh phát triển nhanh và bền vững. Do đó, công tác thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển nông nghiệp ƯDCNC luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.
Để mùa vụ nuôi tôm luôn thuận lợi, thì ngoài con tôm, nhiều hộ dân thả nuôi thêm một số loài thủy sản khác trong ao khi tôm đã thu hoạch xong (nuôi xen canh). Thông qua hình thức nuôi trên, hộ nuôi lợi cả đôi đường, vừa tăng thêm thu nhập, vừa cải tạo ao nuôi tôm.
Mưa lớn, triều cường, ngập lụt, dông lốc, sạt lở đất, xâm nhập mặn... là những loại hình thiên tai được dự báo sẽ có nguy cơ diễn ra từ nay đến cuối năm và sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, nhất là sản xuất của người dân. Trước dự báo này, người dân cần chủ động bảo vệ sản xuất, tài sản.
Những năm gần đây, cá tra đã trở thành một trong số ít các đối tượng xuất khẩu chiến lược. Tuy nhiên vẫn còn những thách thức cho sự phát triển của ngành trong tương lai bao gồm nhu cầu về số lượng và chất lượng cá tra giống trong bối cảnh biến đổi khí hậu và rào cản thương mại quốc tế. Điều này đòi hỏi cần có những giải pháp để phát triển sản xuất giống cá tra bền vững hơn…
Mô hình trồng chanh không hạt xuất khẩu sang Hà Lan của hợp tác xã (HTX) Thành Chí, xã Huyền Hội, huyện Càng Long nhiều năm qua đã chứng minh tính hiệu quả cao nhờ sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ giữa nông dân, HTX và doanh nghiệp. Mô hình đã gỡ được “nút thắt” về đầu ra của nông sản trước tình trạng bấp bênh của giá cả thị trường, điệp khúc “được mùa mất giá” thường xuyên xảy ra khiến nông dân dễ gặp rủi ro, thua lỗ trong sản xuất. Hiện nay, bình quân mỗi ha trồng chanh liên kết với HTX, nông dân Trà Vinh đạt lợi nhuận trên 400 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 07 - 08 lần so với trồng lúa trên cùng vùng đất.
Thực hiện theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, giá bán lúa ở mức khá nên vụ lúa Thu Đông năm nay, nông dân trong tỉnh đã xuống giống vượt kế hoạch về diện tích. Nhiều nông dân phấn khởi khi lúa Thu Đông được mùa, được giá, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông trên địa bàn tỉnh sản xuất các loại nông sản chủ lực. Gần đây nhất, Trung tâm đã chủ trì, phối hợp với các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp ký kết với Trung tâm Khuyến nông quốc gia để thực hiện dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại đồng bằng sông Cửu Long”, với quy mô 400ha tại 4 tỉnh trong vùng dự án, giai đoạn 2022 - 2024.