Chỉ còn hơn 20 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, vườn cây ăn trái được nông dân trên địa bàn tỉnh Long An tích cực chăm sóc để có sản phẩm ngon, đẹp, phục vụ thị trường tết.
Vụ lúa Đông xuân năm nay, nông dân Hậu Giang đang đặt ra nhiều kỳ vọng sẽ đạt thắng lợi về năng suất và giá bán ở mức cao.
“Bỏ phố về quê” là khái niệm không còn xa lạ trong thời gian gần đây khi nhiều người trẻ chọn “bỏ phố” để khởi nghiệp trên chính quê hương của mình. Vợ chồng anh Lê Hồng Ngọc (28 tuổi) và chị Lữ Tố Uyên (28 tuổi) là một trong những người mạnh dạn bỏ phố về quê khởi nghiệp.
Cựu chiến binh Phan Hiếu Nghĩa, ngụ tổ 5, ấp Hòa Phầu, xã Thuận Yên, TP. Hà Tiên (Kiên Giang) tích cực phát triển kinh tế bằng nghề nuôi tôm công nghiệp. Hàng năm, trừ chi phí, ông Nghĩa thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ nuôi tôm công nghiệp.
Nếu trước đây người nuôi cá ruộng thường chọn các loại như cá chép, cá mè thì năm qua với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh, nông dân đã thử nghiệm mô hình nuôi cá trê vàng ghép cá sặc rằn trên ruộng, bước đầu cho hiệu quả khá cao.
Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tỉnh Sóc Trăng (Dự án VnSAT tỉnh Sóc Trăng) được Ngân hàng Thế giới tài trợ và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng làm chủ đầu tư. Thời gian thực hiện dự án năm 2016 - 2022 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua 7 năm triển khai thực hiện, dự án đã tác động tích cực đến quá trình canh tác lúa của nông dân trong vùng dự án. Thông qua các lớp tập huấn canh tác lúa tiên tiến, nông dân đã chuyển đổi từ việc trồng lúa theo phương thức truyền thống sang trồng lúa áp dụng quy trình kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” (giảm giống, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước, giảm thất thoát sau thu hoạch), góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong canh tác lúa.
Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn TP Cà Mau phát triển nhanh. Từ phong trào xuất hiện ngày càng nhiều tấm gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đóng góp tích cực vào các hoạt động địa phương. Ðiển hình trong phong trào này là ông Huỳnh Thanh Sự, 59 tuổi, ở Ấp 5, xã Tân Thành, TP Cà Mau.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp các tỉnh nuôi tôm trọng điểm khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sản lượng tôm năm nay đều tăng so với cùng kỳ. Riêng Sóc Trăng, tuy diện tích thả nuôi giảm gần 2%, nhưng sản lượng lại tăng gần 7,5% so với cùng kỳ. Còn trên bình diện chung của cả nước, Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng cho biết, sản lượng tôm dự kiến trên 1,1 triệu tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, ngành tôm vẫn chưa thể vui khi mà tỷ lệ nuôi thành công vẫn thấp, giá thành vẫn còn cao, doanh nghiệp và người nuôi tôm vẫn chưa hết khó.
Phát triển nông nghiệp (NN) ứng dụng công nghệ cao (CNC) là xu hướng chủ đạo và tất yếu của ngành NN để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh ứng dụng NN CNC và đạt được nhiều kết quả.
Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường dịp Tết, từ đầu tháng 11 âm lịch, nông dân trên địa bàn huyện U Minh đã tất bật xuống giống hoa kiểng, với nhiều chủng loại khác nhau. Hiện nay, nhờ thời tiết thuận lợi, cây phát triển tốt.
Cùng với việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, Đồng Tháp đang thí điểm triển khai nền tảng dữ liệu số nông nghiệp nhằm tích hợp, tạo cơ sở dữ liệu đồng bộ phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Làng nghề là nét văn hóa đặc sắc của mỗi địa phương. Không chỉ mang lại thu nhập cho người dân, làng nghề còn mang hơi thở của thời gian. Và mỗi dịp tết đến, những làng nghề lại nhộn nhịp, góp thêm nét xuân.