“Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Người giữ dừa (xã An Khánh, huyện Châu Thành) được thành lập hướng đến nâng cao giá trị cây dừa. Từ đó, góp phần giữ vững và phát triển diện tích vườn dừa trên địa bàn tỉnh. Đây cũng được xác định là văn hóa của HTX Dịch vụ nông nghiệp Người giữ dừa”, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Người giữ dừa Tô Chí Hải cho biết.
Đổi mới để bứt phá, Đồng Tháp đã bắt tay cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Tiktok đẩy mạnh quảng bá du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP địa phương trên nền tảng số.
Chế biến các sản phẩm từ mật hoa dừa như cách làm của chị Thạch Thị Chal Thi ở Trà Vinh là một gợi ý tốt trong việc chuyển đổi mô hình phát triển sản xuất dựa trên nền tảng văn hóa địa phương, kết hợp với lợi thế vùng, miền và công nghệ trong bối cảnh xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Dáng vẻ hiền lành, giọng nói từ tốn nhưng khi bàn về việc áp dụng kỹ thuật trong sản xuất, nuôi trồng, anh Mai Văn Hiếu, ở khu vực Phú Thành, phường Tân Phú, quận Cái Răng, lại rất hào hứng, sôi nổi. Từ sự chăm chỉ, cần lao, anh Hiếu có được cuộc sống sung túc với huê lợi từ mảnh đất ông cha lưu truyền.
Với mong muốn cải tạo vườn tạp để tăng nguồn nhập, ông Lê Quang Dễ ở xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, thử nghiệm trồng giống dừa lùn Bến Tre trên vùng đất nuôi tôm. Ðến nay, mỗi năm cây dừa giúp gia đình ông Dễ có thu nhập hơn 200 triệu đồng và mở ra hướng đi mới trong làm kinh tế ở địa phương.
Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/7/2023 của Chính phủ về phát triển hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, tỉnh Bến Tre đã triển khai kế hoạch nhằm tập trung các giải pháp để hỗ trợ, phát triển hợp tác xã theo hướng bền vững trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP Cần Thơ vừa giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025 (chương trình) trên địa bàn thành phố. Qua giám sát, đoàn giám sát ghi nhận nỗ lực của các huyện trong xây dựng NTM. Từ đó, diện mạo nông thôn tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao. Đoàn giám sát cũng nhận thấy việc huy động các nguồn vốn xây dựng NTM còn hạn chế, cơ sở hạ tầng sau khi đạt chuẩn NTM ở một số địa phương có dấu hiệu xuống cấp...
Sau thời gian phát động, chương trình cùng nông dân bảo vệ môi trường đã phát huy hiệu quả và tạo sức lan tỏa đến nông dân trong tỉnh Kiên Giang. Chương trình góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sản xuất nông nghiệp, từng bước hướng tới sản xuất an toàn cho sức khỏe con người.
Mô hình nuôi tôm sú, cua biển, tôm thẻ chân trắng có cải tiến kết hợp công nghệ sinh học Bồ Đề góp phần hỗ trợ nông dân An Minh (Kiên Giang) trong sản xuất hiệu quả hơn, ít bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, giúp tăng năng suất, chất lượng sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông dân.
Trồng nấm bào ngư được xem là mô hình thích hợp để sản xuất nông nghiệp ở đô thị, một số người dân thực hiện và bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá.
Theo dự báo của ngành chuyên môn, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, đỉnh lũ năm, triều cường ở vùng ĐBSCL (trong đó có Vĩnh Long) trong các tháng cuối năm nay không cao như năm ngoái, mưa sẽ giảm dần từ tháng 11-12, mùa mưa kết thúc và xâm nhập mặn đến sớm... Nông dân cần làm gì để chủ động sản xuất trong điều kiện lũ nhỏ, mưa hết sớm?
Nhờ những chính sách đầu tư đặc thù của Nhà nước dành cho đồng bào Khmer gắn với triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ở xã Long Thới nói riêng và các xã có đông đồng bào Khmer trên địa bàn huyện Tiểu Cần nói chung.