Các cấp ủy, chính quyền huyện Hồng Ngự lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa Kết luận số 250 ngày 9/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025 trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả quan trọng.
Sáng 8-8-2023, Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh tổ chức Liên hoan Chi hội trưởng nông dân tiêu biểu tỉnh năm 2023. Phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Cao Xuân Thu Vân; Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến; Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Bùi Văn Hản Em cùng 97 Chi hội trưởng nông dân tiêu biểu đại diện cho trên 1.000 Chi hội Nông dân toàn tỉnh về dự liên hoan.
Chủ tịch UBND huyện Tân Phước cho biết trong năm 2023, nông dân vùng trồng dứa chuyên canh trên Đồng Tháp Mười rất phấn khởi bởi trúng mùa, dứa lại có giá cao, thu nhập khá nên cuộc sống ổn định.
Thời gian qua, Đồng Tháp chú trọng thực hiện một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng bền vững. Điều này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên cùng một diện tích, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.
Thay vì chỉ nuôi ếch và dế thương phẩm như nhiều nông dân khác, anh Phan Thanh Phong, ở huyện Châu Thành, đã mày mò, ứng dụng cách chế biến sâu để nâng cao giá trị vật nuôi. Cách làm mới giúp thanh niên trẻ sống khỏe với nghề nông.
Huyện Tháp Mười là 1 trong 5 huyện được tỉnh chọn để triển khai thực hiện thí điểm mô hình thi đua phấn đấu trở thành “Người nông dân chuyên nghiệp”. Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) huyện Tháp Mười chọn 4 xã: Mỹ Đông, Thạnh Lợi, Phú Điền, Đốc Binh Kiều thí điểm sản xuất nông nghiệp trên cây lúa, cây ăn quả (cây mít).
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2018, xã An Thạnh Tây, huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện nâng chất các tiêu chí nông thôn mới hướng đến mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trong năm 2023.
Nhờ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Hưng Thuận (xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) hoạt động ngày càng ổn định, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho thành viên HTX.
Canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ là bước đi có hiệu quả của thành viên hợp tác xã (HTX) và người nông dân. Đây là sự khác biệt giữa HTX với doanh nghiệp và thương lái bên ngoài.
Có một lượng lớn rơm rạ sau các mùa thu hoạch lúa tại vùng ĐBSCL còn bị đem đốt đồng hay vùi vào đất gây lãng phí, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và tăng phát thải khí nhà kính. Để khai thác và sử dụng hiệu quả rơm rạ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng các địa phương đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân quản lý và sử dụng rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn và phát thải thấp.
Chuỗi giá trị cây dừa được đánh giá là chuỗi thành công nhất và có quy mô lớn nhất so với các chuỗi giá trị nông sản còn lại. Trong thời gian qua, do ảnh hưởng chung của thị trường thế giới, giá dừa nguyên liệu (dừa khô) giảm sâu và kéo dài, một số doanh nghiệp (DN) đầu chuỗi có dấu hiệu “đuối sức”. Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Quang Đức nhận định: Chuỗi dừa đang khó khăn thật sự, đồng thời khẳng định cần phải duy trì sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP, hữu cơ, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường thế giới nhưng vẫn chú ý phát triển và làm chủ thị trường trong nước.
Ngược xuôi Cái Nước nhiều bận, tôi cũng đinh ninh như nhiều người là xứ này không có thế mạnh gì nổi trội ngoài vị trí chiến lược án ngữ trung tâm nội địa tỉnh Cà Mau. Cái Nước dù không tiếp giáp biển, nhưng lại là nơi hầu khắp các tuyến huyết mạch giao thông thuỷ lẫn bộ hội tụ, giao thoa, rồi lan toả. Và một đặc sản khó có thể quên khi về đất này, bồn bồn Cái Nước. Nhưng cũng ở nơi tưởng chừng quen thuộc này, tôi lại tìm thấy nhiều điều lạ lẫm, thú vị từ những người nông dân nghĩ khác.