Tết Nguyên đán đang đến gần, cũng là thời điểm các mặt hàng nông sản được tiêu thụ mạnh nhất trong năm. Tại huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), bên cạnh việc xuống giống đa dạng các loại rau màu, nông dân đang chăm sóc dưa hấu để phục vụ thị trường với hy vọng trúng mùa, được giá để hưởng một cái Tết trọn vẹn, sung túc.
Với giá lúa cao và năng suất đạt khá, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận trung bình nông dân ở Sóc Trăng có lãi trên 30 triệu đồng mỗi hécta trồng lúa.
Để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, thời điểm này, nhiều nhà vườn trong tỉnh Kiên Giang tất bật chăm sóc hoa các loại với hy vọng có vụ hoa tết thắng lợi.
Những ngày này, bà con nông dân ở những vùng chuyển dịch trên địa bàn huyện U Minh đang tất bật thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Năm nay nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với việc người dân áp dụng tốt các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, sử dụng các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất vụ mùa đạt khá cao. Không chỉ trúng mùa, lúa sau khi thu hoạch còn bán được giá cao nên người dân rất phấn khởi.
Những ngày này, dạo một vòng quanh các cánh đồng vùng ngọt, vùng canh tác lúa - tôm, không khí lao động của bà con rất khẩn trương. Người mua, người bán, người thu hoạch, người chăm sóc rau màu, tiếng máy bơm nước,… làm cho bức tranh ngày mùa những ngày giáp Tết trở nên sôi động, náo nhiệt hẳn lên.
Qua rà soát nhu cầu xây dựng, phát triển giao thông nông thôn tại các địa phương trên địa bàn thành phố, Sở Giao thông vận tải TP Cần Thơ xây dựng kế hoạch nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới giao thông nông thôn trong năm 2023. Theo đó, xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 202,64km đường giao thông nông thôn; xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 144 cây cầu với chiều dài hơn 5,1km. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện hơn 306,2 tỉ đồng; trong đó, ngân sách nhà nước gần 275,7 tỉ đồng, còn lại là nhân dân đóng góp.
Ðến nay, nông dân TP Cần Thơ xuống giống được 75.023ha lúa vụ đông xuân 2022-2023. Các trà lúa chủ yếu đang trong giai đoạn mạ, đẻ nhánh đến làm đòng, nhìn chung lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, thời tiết và các loại dịch hại lúa diễn biến phức tạp, nông dân chủ động chăm sóc, bảo vệ lúa để có vụ mùa thắng lợi.
Nhờ mô hình nuôi rắn ri voi trong bể xi măng bên hông nhà, người đàn ông ở miền Tây thu bộn tiền.
Nhờ sự nhạy bén với thị trường, nông dân ấp Tân Thuận A và Tân Thuận B, xã Tân Dương, huyện Lai Vung phát triển nghề trồng hoa giấy thành nghề kinh tế mũi nhọn, mang lại nguồn thu nhập ổn định.
Vụ lúa - tôm năm nay được xem là điểm sáng ấn tượng về diện tích gieo sạ và tăng năng suất thu hoạch. Tuy nhiên, niềm vui này không trọn vẹn bởi giá lúa ngày càng giảm mạnh, gây thất thu cho nông dân. Ðặc biệt, tình trạng “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trong nhiều năm qua đang là bài toán khó, không chỉ là nỗi lo của nông dân mà của cả nhà quản lý.
Bằng nội lực, sự cần cù và học hỏi, khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều hộ nông dân Cà Mau vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Nông dân ở tỉnh Trà Vinh hiện đang bước vào vụ thu hoạch tập trung tôm càng xanh nuôi ở cả 2 vùng nước ngọt và lợ của năm 2022. Điều phấn khởi giá tôm càng xanh thương phẩm ở thị trường Trà Vinh ổn định mức cao, nông dân đạt lãi ròng 70 triệu đồng/ha/vụ.