Là một xã vùng ven nằm phía Đông của huyện Chợ Lách, Phú Sơn có 1.120ha diện tích đất tự nhiên, trong đó 737ha đất nông nghiệp và 180,95ha đất phi nông nghiệp. Địa bàn xã được chia thành 6 ấp, có 89 tổ nhân dân tự quản với 2.209 hộ dân, 6.751 nhân khẩu. Kinh tế chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp, sản xuất cây giống, hoa kiểng và một số cây ăn trái khác, một số hộ dân mua bán nhỏ.
Năm nay, nguồn nước khá thuận lợi cho sản xuất lúa vụ hè thu và thu đông, đặc biệt các địa phương vùng ĐBSCL ít chịu ảnh hưởng của hạn mặn và lũ được dự báo ở mức thấp so với trung bình nhiều năm. Song, tình hình thời tiết, mưa bão, lũ và triều cường vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp đe dọa gây thiệt hại cho sản xuất. Do vậy ngành chức năng các địa phương cần hỗ trợ nông dân thu hoạch kịp thời lúa hè thu và tổ chức sản xuất thắng lợi vụ lúa thu đông, vụ mùa năm 2022.
Chương trình chuyển đổi số (CÐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 6-2020 xác định nông nghiệp là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên thực hiện CÐS. Thực tế cũng cho thấy, CÐS trong nông nghiệp không chỉ giải quyết các thách thức đặt ra về mặt kỹ thuật trong khâu sản xuất mà còn giúp nông dân, doanh nghiệp giải quyết tốt vấn đề quản trị, thúc đẩy thương mại nông sản theo hướng minh bạch, công bằng.
Kiên quyết bảo vệ diện tích rừng hiện tại, tìm mọi giải pháp để tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ ven biển là những gì thể hiện rõ nhất nỗ lực, quyết tâm của Cà Mau trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng suốt những năm qua.
Không chỉ mang lại vẻ đẹp thuần khiết, bình yên ở chốn làng quê, mà hiện nay, cây sen trở thành nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình chuyên trồng sen lấy ngó, gương, hoa, củ sen… Trong đó, ngó sen là bộ phận được người trồng sen thu hoạch gần như quanh năm.
Diện tích dừa uống nước ở các huyện, thị phía Đông, tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Trước thực trạng này, các ngành chức năng khuyến cáo nông dân không nên chuyển đổi ào ạt sang trồng dừa.
UBND huyện Tam Nông vừa tổ chức lễ công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp công nhận xã Phú Ninh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021. Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đã đến dự.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, mô hình tôm - rừng kết hợp là mô hình nuôi tự nhiên sinh thái không sử dụng thuốc và hoá chất, không phát sinh chi phí sản xuất, thu lời cao nhất đến 80 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, mô hình tôm - rừng còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ, phát triển rừng.
Trước những bất lợi do thời tiết và giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, nhiều nông dân đã không sản xuất lúa trong vụ Hè Thu (HT) 2022. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng lúa cả năm của tỉnh, do đó, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An tập trung triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân tiết giảm chi phí sản xuất và nâng cao năng suất lúa.
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam vừa ký Quyết định số 1236/QĐ-UBND ban hành Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Đây là mô hình nuôi tôm mới, vừa được Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tại tỉnh Cà Mau giới thiệu tại Hội nghị khách hàng CPF-COMBINE 2022 do công ty tổ chức sáng ngày 1/7. Đến dự có ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.
Với sự chủ động, dám nghĩ, dám làm, cựu chiến binh Nguyễn Thanh Hồng, ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang thực hiện mô hình "đa cây, đa con". Khi chúng tôi đến nhà thăm, ông Hồng nhiệt tình giới thiệu, phần đất ruộng đã lên liếp trồng xen canh nhiều loại cây, kết hợp nuôi gia súc, gia cầm; tận dụng ao vườn nuôi cá, mỗi tháng thu nhập hàng chục triệu đồng.