Trong điều kiện bình thường mới, nhiều hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đã từng bước bắt nhịp thị trường, khôi phục lại quy mô sản xuất và ứng dụng tốt quy trình GAP để tăng năng suất và chất lượng nông sản; đồng thời chủ động tham gia kết nối cung - cầu tiêu thụ hàng hóa, ổn định đầu ra cho thành viên.
Hợp tác xã Tiến Nông, ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ (Hậu Giang), có 22 thành viên với trên 37ha chuyên trồng bưởi da xanh. HTX được thành lập mới 2 năm, trồng bưởi da xanh theo quy trình VietGAP, được Công ty TNHH Công nghệ NHONHO công nhận với diện tích gần 22ha từ năm 2020.
Ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường tiêu thụ chậm, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát,… khiến nhiều mặt hàng nông sản, trái cây liên tục gặp khó đầu ra. Làm thế nào để gỡ khó?
Về xã Việt Thắng, huyện Phú Tân (Cà Mau), chúng tôi háo hức tìm gặp “ông vua sò huyết” có cái tên mỹ miều Nguyễn Mai Hằng. Ngó ông già với cái tên sao chẳng ăn nhập gì khiến chúng tôi có chút tò mò. Chà, sò huyết thì ở Cà Mau nhiều nơi có, mà sao có nhiều ông vua tự phong thế, chắc cũng chỉ là lời đồn vang xa thôi. Nhưng không! Vị lão nông bằng tình yêu và sự trân trọng với con sò huyết đã khẳng định chắc nịch với chúng tôi rằng: “Ðây là vàng, thứ vàng ở trong bùn của xứ này”. Ông già đem 20 năm máu thịt với con sò huyết trên đầm phá Phú Tân để kể cho chúng tôi nghe câu chuyện của đất, của người.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp- PTNT tại lễ Phát động chương trình giảm khối lượng hạt giống lúa gieo sạ/ha và văn bản về giảm lượng giống gieo sạ, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều triển khai thực hiện giảm lượng giống gieo sạ.
Diện tích hơn 4.000m2 của gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc Thắm ở ấp Tân Thạnh, xã Hòa Thành đang trồng mít Thái nhưng chưa đến thời gian cho trái. Từ những tháng đầu năm 2021, chị quyết định trồng xen canh bông điên điển dọc theo mương vườn vừa tránh lở đất vừa tăng thu nhập cho gia đình, ổn định hơn trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
Hằng năm, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đóng góp cho cả nước khoảng 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng trái cây và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Các tỉnh trong vùng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác nông nghiệp, góp phần nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các mặt hàng nông sản bảo đảm điều kiện xuất khẩu còn hạn chế bởi chưa có nhiều nông sản sạch theo xu hướng thị trường toàn cầu.
Theo dự báo, vụ đông xuân 2021 - 2022, khu vực Nam Bộ khả năng chịu nhiều ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. Để bảo đảm sản xuất trong vụ đông xuân đạt hiệu quả, các địa phương cần khuyến cáo nông dân gieo sạ trong khung thời vụ tốt nhất; tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ, nhất là đối với các tỉnh ven biển, những vùng đã bị thiệt hại do hạn, mặn năm 2015 - 2016.
Hằng năm vào thời điểm này, người dân các huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc (tỉnh Bến Tre) và TP Mỹ Tho, Gò Công Tây, Gò Công Đông (Tiền Giang) tất bật sản xuất vụ hoa Tết. Tuy nhiên, năm nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, những người chuyên trồng hoa, kiểng bán Tết đã không mạo hiểm xuống giống hoặg xuống số lượng rất ít.
Theo Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới TP Cần Thơ, trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn thành phố huy động gần 949 tỉ đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ngân sách nhà nước trên 641,6 tỉ đồng, vốn tín dụng 209,6 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp hơn 56,3 tỉ đồng và nhân dân đóng góp trên 41,4 tỉ đồng.
Theo Viện Khoa học thủy lợi Miền Nam, năm nay lũ đầu vụ ít có khả năng đến sớm, mức lũ đầu vụ không cao nên ít có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất vụ Hè Thu và Thu Đông, ngoại trừ các diện tích sản xuất ngoài ô bao cần thu hoạch trước khi lũ đạt đỉnh.
Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn TP Cần Thơ không ngừng tăng và trở thành một trong những loại cây trồng quan trọng tại địa phương. Trước tác động của đại dịch COVID-19, giá cả đầu ra của nhiều loại trái cây cũng đã bị giảm mạnh như nhiều loại nông sản khác. Tuy nhiên, nhiều vườn cây ăn trái vẫn khẳng định hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân có thu nhập gấp nhiều lần so với lúa và nhiều loại cây trồng, vật nuôi khác.