Sáng 08-10, UBND tỉnh Long An tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết sản xuất nông nghiệp, công tác phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi, thủy sản 2020; triển khai kế hoạch sản xuất cây trồng vụ Đông Xuân 2020-2021. Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Cảnh chủ trì.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1504/QĐ-TTg ngày 05-10-2020, công nhận TP.Tân An, tỉnh Long An hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019.
Nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước ngày càng tăng, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam ký kết bắt đầu phát huy hiệu lực là cơ hội lớn cho sản phẩm thủy sản nước ta. Tuy nhiên, kéo theo đó là yêu cầu về chất lượng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngày càng khắt khe. Và việc đăng ký cấp mã số, giấy chứng nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực cho các hộ nuôi thủy sản là một trong những giải pháp đáp ứng các yêu cầu vừa đề cập.
Cục Sở hữu trí tuệ đã quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00085 cho thanh long Châu Thành Long An. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.
Chủ trương phát triển “Lúa thơm – tôm sạch” cho mô hình tôm – lúa là mục tiêu mà toàn ngành nông nghiệp đang hướng tới nhằm tạo ra sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế, như: sinh thái, hữu cơ, ASC… để tiến tới xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm trong mô hình. Đây cũng là chủ đề chính của Diễn đàn Tôm Việt 2020 do Tổng cục Thủy sản tổ chức vào ngày 5-10 tại tỉnh Bạc Liêu.
Đến nay, TP Cần Thơ đã có 183 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và 6 vùng sản xuất tập trung.
Qua 2 năm thực hiện chương trình OCOP, với sự chung tay của cả hệ thống chính trị cùng sự sáng tạo, tâm huyết của bà con Đất Sen hồng đã góp phần đưa sản phẩm nông thôn tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, từng bước “đánh thức” kinh tế nông thôn, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, phát triển mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp của tỉnh.
Những ngày này, chạy dọc theo các tuyến đường ở huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, hình ảnh dễ bắt gặp chính là người dân làng nghề đều tất bật phơi tôm khô, bánh phồng tôm… để cung ứng ra thị trường Tết.
Tỉnh Kiên Giang đã chuyển đổi đất trồng lúa ven biển kém hiệu quả sang mô hình luân canh tôm - lúa bền vững. Đây là chủ trương đúng đắn của tỉnh và đang phát huy hiệu quả cao.
Từ đầu năm đến nay giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao làm cho người chăn nuôi đứng trước nguy cơ lỗ nặng. Trước tình cảnh này, nhiều hộ chỉ cho gia súc, gia cầm, cá... ăn cầm chừng và trông chờ hỗ trợ từ ngành chức năng.
Qua hơn 5 năm triển khai Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) - Hợp phần phát triển lúa gạo bền vững đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác cũ, đẩy mạnh cơ giới hóa và áp dụng các giải pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển chuỗi ngành hàng lúa gạo bền vững. Dự án đang tiếp tục được triển khai tại 8 tỉnh, thành phố thuộc vùng ÐBSCL gồm: TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, An Giang, Ðồng Tháp, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng.
Mô hình cánh đồng lớn - được xem là hiệu quả nhất - ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục… nhỏ dần.