Hội chợ thương mại Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh sẽ đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng và du khách đến tham quan mua sắm, góp phần kích cầu tiêu dùng và tăng trưởng giá trị kinh tế sản phẩm trái dừa sáp của huyện Cầu Kè.
Trong không khí nhộn nhịp của Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè năm 2024; tại các gian hàng trưng bày trái cây đặc sản và sản phẩm đặc trưng OCOP chế biến từ các trái cây của huyện Cầu Kè diễn ra khá nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách, kiều bào đến tìm hiểu và thưởng thức các đặc sản của vùng đất ven Sông Hậu.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay Tiền Giang có nhiều sản phẩm đã được chứng nhận và phát huy hiệu quả. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đã và đang được tập trung thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
Cây dừa sáp được trồng đầu tiên ở Trà Vinh, cho giá trị kinh tế cao đã giúp nhiều gia đình cải thiện thu nhập. Không những thế, dừa sáp còn được chế biến sâu thành các sản phẩm được thị trường ưa chuộng.
Năm 2023, qua khảo sát, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đánh giá, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thách thức lớn về kinh tế-xã hội-môi trường, với hơn 72% số doanh nghiệp khu vực Tây Nam Bộ chịu tác động tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Theo Sở Công Thương Long An, kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng năm 2024 trên địa bàn tỉnh rất tích cực, ước đạt hơn 7,1 tỉ USD.
Sáng ngày 12/8, đồng chí Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thanh Bình, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Trưởng ban tổ chức Festival 100 năm Dừa sáp Trà Vinh và Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh năm 2024 đồng chủ trì cuộc họp nghe các thành viên Ban tổ chức báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức lễ hội.
Khơi thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là giải pháp hiệu quả để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Tại Việt Nam, mô hình Outlet đang dần phổ biến hơn với người dân nhờ sự xuất hiện các cửa hàng Outlet của các thương hiệu quốc tế. Tại Cần Thơ nói riêng và miền Tây nói chung, sự ra đời của PUMA Outlet Cần Thơ đã tạo nên tiếng vang lớn với dân địa phương và khách du lịch với vô vàn sản phẩm chính hãng siêu khuyến mãi.
Với lợi thế về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ; có thể nuôi tôm với mật độ cao, quản lý tốt các yếu tố đầu vào, đầu ra trong quá trình nuôi… mô hình nuôi tôm công nghệ cao gần như đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỳ vọng của người nuôi tôm là: năng suất cao, nuôi được nhiều vụ trong năm, hiệu quả kinh tế cao, tôm đạt chuẩn quốc tế, nghề nuôi thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, mô hình này hiện chỉ mới chiếm một diện tích khá khiêm tốn do phần lớn người nuôi chưa đủ điều kiện để áp dụng.
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội phụ nữ tỉnh lần thứ XI, hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh được Hội LHPN tỉnh rất chú trọng tổ chức thực hiện. Các cấp hội đẩy mạnh truyền thông, hỗ trợ bằng nhiều hình thức, kết nối doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm...
Cà Mau có tiềm năng và lợi thế rất lớn về phát triển thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm, có 3 mặt giáp biển, chiều dài bờ biển trên 254 km với trên 80 cửa biển lớn, nhỏ, hằng năm mang lượng phù sa, sinh vật phù du, nguồn giống tự nhiên cung cấp cho khu vực nội địa. Toàn tỉnh có 303.000 ha nuôi thuỷ sản, trong đó có 280.000 ha nuôi tôm nước lợ, còn lại nuôi các loài thuỷ sản khác, rất đa dạng các loại hình nuôi.