Tham dự hội chợ có hơn 250 gian hàng từ TPHCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long, An Giang.... Các gian hạng tham dự tại hội chợ là những sản phẩm đa dạng từ nông lâm thủy sản được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; các sản phẩm làng nghề truyền thống...
Mô hình kinh tế truyền thống dựa chủ yếu vào nông, thủy sản sẽ không giúp đưa kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) "bứt phá". Do đó, cần phải hình thành một mô hình kinh tế mới để thúc đẩy vùng này phát triển. Vậy, đâu sẽ là mô hình kinh tế mới cho ĐBSCL?
Còn khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, đây cũng là thời điểm mà nhiều cơ sở sản xuất, các làng nghề ở ĐBSCL khẩn trương vào vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường tết.
Đang nâng niu từng trái bưởi hồ lô đã hình thành còn lủng lẳng trên cây, ông Võ Trung Thành, Chủ nhiệm CLB Trái cây tạo hình ấp Phú Trí A (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang), cho biết để có bưởi hồ lô bán ngay dịp Tết nguyên đán thì phải xử lý cây bưởi ra hoa vào cuối tháng 5 âm lịch. Nhưng vì thời tiết bất lợi, trong 4 mảnh vườn hợp tác trồng loại bưởi này của ông Thành, chỉ có một mảnh vườn cho trái đúng như ý, còn lại đều thất bại.
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức Hội chợ Triển lãm Thương mại với chủ đề: “Sản phẩm OCOP- Kết nối vươn xa” và trao Giấy chứng nhận xếp hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của tỉnh Đồng Tháp năm 2020 cho 99 sản phẩm gồm 65 sản phẩm đạt 3 sao và 34 sản phẩm đạt 4 sao của 42 chủ thể là các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh.
Vùng ĐBSCL có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất cả nước. Riêng 2 tỉnh Bạc Liêu và Sóc Trăng có một số doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nuôi tôm công nghệ cao. Hiện đã có mô hình ứng dụng phù hợp quy mô nhỏ trong cộng đồng.
Nhiều tỉnh ĐBSCL chú trọng khai thác tiềm năng từ năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời... Đây là một trong những hướng đi bền vững, góp phần bảo vệ môi trường trước điều kiện biến đổi khí hậu.
Tỉnh Kiên Giang sẽ thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nghêu lụa, sò lông trên ngư trường mùa vụ 2020 - 2021, nhằm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong thu hoạch, ngăn chặn tình trạng khai thác mang tính tận diệt để khôi phục, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhuyễn thể hai mảnh vỏ này.
Đó là thông tin tại Công văn hỏa tốc vừa được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, Trưởng Ban tổ chức chuỗi sự kiện xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch tỉnh Cà Mau năm 2020 ký ban hành vào chiều nay (ngày 2-12).
“Lựa đi em, trái cây “chính hiệu” nhà trồng đó! Bao ngon, bao ngọt, ăn ngon thì lần sau đi ngang đây nhớ ghé ủng hộ chị nghen!” – lời chào mời khách ở những gian hàng “nhà trồng” ven 2 bên đường trên tuyến Tỉnh lộ 943 (TP. Long Xuyên – Thoại Sơn) nghe mà mát lòng. Từ tò mò, dừng xe lại xem các gian hàng bán gì, bạn sẽ không ngần ngại móc “hầu bao” mua những món quà quê “nhà trồng” ấy. Không chỉ vì trái cây đó xanh tươi, mà còn là bởi sự nhiệt tình, dễ mến của chị em miệt vườn.
Khi đem ngâm rượu gạo với công thức men đặc biệt, chính vị chua, chát của trái cà na hoang dã lại tạo nên vị giác rất ấn tượng cho người thưởng thức. Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh (Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh An Giang), chị Nguyễn Thị Diễm Kiều, chủ cơ sở sản xuất rượu cà na Hòa Kiều (ấp Tân Thành, xã Tân Lập, Tịnh Biên), lại càng có điều kiện đưa “vị ngọt” cà na lan tỏa đi xa.
Bắt đầu tháng 9 âm lịch, nông dân trên địa bàn tỉnh đã khởi động vụ hoa Tết. Từ những nơi tập trung đến nhỏ lẻ, trồng chuyên quanh năm hay xen vụ nối tiếp từ rau màu, ai cũng mong có thêm khu nhập khá từ hoa kiểng – sản phẩm đặc trưng không thể thiếu khi xuân về. Tuy nhiên, nhìn nhận từ diễn biến thời tiết và tình hình dịch bệnh năm nay, người trồng hoa đang gặp khó và không ít nỗi lo.