Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú triển khai nhiều mô hình thiết thực, ý nghĩa, thu hút đông đảo hội viên phụ nữ tham gia, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, giảm nghèo bền vững, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Thực hiện kế hoạch của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và được sự chấp thuận của UBND tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức “Tháng Nhân đạo” tháng 5-2023.
Thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2018-2025”, đến nay, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, giúp chị em mở rộng sản xuất kinh doanh, không chỉ đem lại thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động nữ tại địa phương.
Khi được hỏi về tình hình nước sinh hoạt trong mùa hạn, ông Lê Văn Trường ở ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, bức xúc: “Nhà tôi khoan 13 lần nhưng vẫn chưa có được nguồn nước sạch sử dụng. Càng xuống sâu thì nước có vị mặn càng nhiều!”. Ðây cũng là tình trạng chung của người dân trong ấp mỗi khi mùa hạn đến.
Thông qua mô hình Vạn tấm lòng vàng, xã Thạnh Lợi, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã kết nối nhiều nhà hảo tâm xây nên những căn nhà, cây cầu mơ ước, trao tặng hàng ngàn phần quà cho những mảnh đời bất hạnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Gần một năm đi vào hoạt động, bếp ăn tình thương Thái Nguyên (Phường 8, TP Cà Mau) luôn đỏ lửa vào các ngày thứ Năm, Sáu, Bảy và Chủ nhật hàng tuần. Ngần ấy thời gian, hơn chục ngàn suất ăn miễn phí được cho đi, trao gửi theo cả tình người ấm áp.
Người khuyết tật rất cần sự quan tâm, chăm sóc của người thân, sự sẻ chia của cộng đồng. Đôi khi chỉ cần cái nhìn đồng cảm, cái nắm tay yêu thương, hay lời động viên, khen ngợi… phần nào cũng làm vơi đi sự bất hạnh, truyền đến người khiếm khuyết trên cơ thể năng lượng tích cực, lạc quan. Và những năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã đồng hành cùng người khuyết tật, tạo chỗ dựa vững chắc để họ có cuộc sống vật chất, tinh thần tốt hơn.
Người khuyết tật (NKT) là đối tượng gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Nhưng khiếm khuyết của cơ thể không thể ngăn được ước mơ của họ. Những tấm gương về NKT đã và đang thành công trên những con đường khác nhau là động lực về ý chí, nghị lực để những người cùng cảnh ngộ vươn lên trong cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng, trở thành những con người có ích.
Anh Hồ Quý Trọng (SN 2001, ngụ xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An) thành công khi khởi nghiệp với nghề sản xuất tượng thạch cao. Hiện tại, anh có một cơ sở sản xuất tượng thạch cao tương đối quy mô, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một số lao động tại địa phương.
Với ý chí phấn đấu vươn lên, không lùi bước trước khó khăn, chị Lâm Thị Nhà - Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ ấp Nhứt, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã An Phong, huyện Thanh Bình là điển hình tiêu biểu của phụ nữ địa phương về tinh thần vượt khó, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đó là chị Nguyễn Thị Kiều Oanh, Bí thư Chi đoàn Khóm 4, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long. Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, chị Kiều Oanh luôn năng nỗ, nhiệt tình trong công tác Đoàn, là điển hình trong phong trào thanh niên lập nghiệp, phát triển kinh tế tại địa phương.
Chăm lo, hỗ trợ cho người khuyết tật ổn định cuộc sống, Hội Bảo trợ Người khuyết tật, Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin và bệnh nhân nghèo tỉnh (viết tắt là Hội Bảo trợ Người khuyết tật tỉnh), Hội Chữ thập đỏ huyện, thành phố trong tỉnh tích cực vận động mạnh thường quân thực hiện các hoạt động hỗ trợ quà, xe lăn, xe lắc cho người khuyết tật. Qua đó, giúp người khuyết tật giảm bớt những khó khăn, tự tin, xóa bỏ mặc cảm và vươn lên trong cuộc sống.