Hơn 14 năm hùn vàng trợ vốn sản xuất, kinh doanh, chị em phụ nữ ở xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, đã có thêm điều kiện cải thiện kinh tế gia đình, xây nhà khang trang và lo cho con học hành thành đạt.
Đều đặn vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng “Bếp ăn nghĩa tình” của Phường 2, TP Cao Lãnh luôn đỏ lửa phục vụ hộ nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên, người bán vé số, giúp họ vơi bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống.
Mỗi ngày, người dân trong Khu phố 6, thị trấn Ba Tri đã quen với hình ảnh một người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn đẩy xe nước giải khát đi bán. Đó là chị Chung Bích Phương, sinh năm 1974. Với tinh thần chịu khó, chị Phương vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trở nên khá giả nhờ nghề bán hàng bằng xe đẩy của mình.
Ai cũng vậy, ở nơi xa xôi, người cùng quê gặp nhau, hỏi han nhau bằng những câu phương ngữ quen thuộc, được động viên, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong lúc gian nan... mới thật sự thấm thía hai tiếng “đồng hương”.
Quê tỉnh Sóc Trăng, là giám đốc một công ty ở TP Hồ Chí Minh, nhưng vì mê đất, mê làm nông nghiệp nên ông Nguyễn Văn Tình (Ba Tình) về Ấp 16, xã Khánh Thuận, huyện U Minh, xây dựng nông trại cam sành hữu cơ. Khi phát triển kinh tế hiệu quả, ông tích cực tham gia đóng góp vào công tác an sinh xã hội ở địa phương, xem đây là một trong những việc làm để trả ơn cho đất, cho người xứ sở U Minh.
Chăm lo cho cán bộ, hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp TP Cà Mau trong nhiều năm qua. Bằng nhiều việc làm thường xuyên, thiết thực và ý nghĩa, Hội LHPN các cấp TP Cà Mau hỗ trợ được nhiều hội viên có thu nhập ổn định, từng bước thoát nghèo.
Được biết, sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra nhà hảo tâm trong và ngoài huyện hỗ trợ gia đình anh Nguyễn Phượng Lâm hơn 250 triệu đồng; trong đó, hỗ trợ xây dựng căn nhà Mái ấm tình thương Quan Âm trên 126 triệu đồng; số tiền còn lại hỗ trợ gia đình làm kinh tế và chăm lo cho 02 con đi học.
Giữa những bộn bề lo toan, vất vả trong cuộc sống, nhiều người đã chạy theo lối sống thực dụng, chỉ biết lợi ích của bản thân mình nhưng may mắn vẫn còn đó không ít những tấm lòng biết nghĩ cho người khác, cho cộng đồng đã góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn. Một trong những tấm gương như thế là anh Ngô Văn Phấn - người tự nguyện hy sinh lợi ích cá nhân của mình vì lợi ích cộng đồng.
Trong "cuộc chiến" chống lại căn bệnh ung thư, do ảnh hưởng của những đợt hóa trị, xạ trị, bệnh nhân (BN) khó tránh khỏi bị rụng tóc. Điều đó ảnh hưởng lớn đến tinh thần của những người đang điều trị. Với ý nghĩa tiếp thêm động lực, niềm tin cho những BN ung thư, không ít người tình nguyện hiến tóc như cách động viên tinh thần cho các “chiến binh” trong "cuộc chiến" với căn bệnh quái ác.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Long An có nhiều bếp ăn tình thương được dựng lên từ lòng nhân ái của cộng đồng. Những suất ăn được trao đi mang theo sự ấm áp đến với nhiều hoàn cảnh khó khăn. Hơn cả một bữa ăn, đây còn là nơi lan tỏa tình yêu thương, sự đồng cảm và tinh thần “tương thân, tương ái”. Mỗi suất ăn trao đi là một lời động viên, khích lệ, tiếp thêm niềm tin và động lực để những người yếu thế có thể vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Từ ngàn đời, dân tộc ta đã có truyền thống quý báu “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, bằng nhiều hành động khác nhau, có rất nhiều tấm lòng nhân ái vẫn âm thầm thực hiện các hoạt động thiện nguyện với mong muốn chung tay hỗ trợ phần nào khó khăn cho những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động từ cuối năm 2021 với mong muốn mang yêu thương đến với các em nhỏ mồ côi do dịch Covid-19. Trong đó, chú trọng vận động các tổ chức hội, cán bộ, hội viên phụ nữ tích cực hưởng ứng và nhận đỡ đầu, hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình và cộng đồng.