Xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ từ lâu nổi tiếng với nghề làm cốm nổ, mang hương vị mộc mạc, bình dị. Gia đình cô Âu Thị Thu Hồng, chủ lò cốm Minh Tứ ở ấp Thạnh Lợi, là một trong những hộ đã gắn bó với nghề làm cốm nổ hơn 30 năm qua. Không chỉ lưu giữ nếp quê qua món bánh dân dã, nghề làm cốm mang đến cho gia đình cô Hồng nguồn thu nhập ổn định.
Với khát khao giữ gìn và phát huy một món ăn truyền thống, anh Lâm Quốc Trung - chủ cơ sở Ốc gác bếp Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã bỏ thời gian nghiên cứu, đi khắp các vùng quê trong và ngoài tỉnh, thu thập thông tin và thành công trong việc sản xuất sản phẩm ốc gác bếp với số lượng lớn. Anh đã từng bước biến những con ốc bình dị có sẵn nơi quê nhà thành một món ăn mang lại giá trị gia tăng cao để giới thiệu đến bạn bè cả nước. Quan trọng hơn là để giữ gìn một món ăn truyền thống đã có từ lâu đời.
Không gian ẩm thực Nam Bộ là dịp kết nối văn hóa ẩm thực giữa các vùng miền; mang đến hương vị đặc sắc riêng như bún nước lèo Sóc Trăng, bún cá Kiên Giang, bánh xèo Long An, bánh thốt nốt An Giang; các loại bánh dân gian của đồng bào Khmer Trà Vinh.
Cà Mau là vùng sông nước, được thiên nhiên ưu đãi nhiều loài thuỷ sản như: tôm, cá và các loài giáp xác, đặc biệt là con ruốc. Cũng từ những thứ này, người dân Cà Mau đã chế biến ra nhiều món ẩm thực độc đáo như mắm tôm, mắm ruốc làm nức lòng bao thực khách.
Bà nội mất khi tôi còn nhỏ xíu, vì vậy ký ức của tôi về bà không nhiều, chỉ lờ mờ nhớ hình ảnh lúc bà nội nấu món chay trong cái nồi nhỏ có tay cầm, lúc bà lom khom hái bông bí, đọt bí sau nhà. Bà nội tôi ăn chay trường, nên sau này mỗi lần giỗ bà nội, ba mẹ tôi làm món chay để cúng, thường là món gỏi cuốn chay, nấu canh kiểm và đặc biệt luôn trộn món mắm chay.
Chồng mất sớm, gia đình không đất sản xuất, bản thân không nghề nghiệp ổn định, một mình phải gồng gánh nuôi 2 con nhỏ nhưng chị Trần Thị Hiền (vợ Dũng Mắm), 56 tuổi, ở Khóm 4, thị trấn U Minh, huyện U Minh biết phát huy nghề truyền thống - làm mắm cá đồng để tự tạo việc làm, tăng thu nhập và phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Được bạn bè gần xa biết đến là “thủ phủ dừa”, người dân tỉnh luôn mang trong mình niềm tự hào về quê hương xứ Dừa. Nơi đây không chỉ là điểm đến lý tưởng, là vùng quê đáng sống, mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa với nét ẩm thực độc đáo. Nhận thức được tiềm năng từ dừa, ngày 23-3-2023, Chi hội Ẩm thực xứ Dừa Bến Tre đã ra đời và phát triển nghệ thuật chế biến ẩm thực đa dạng từ dừa, góp phần duy trì và phát triển đậm đà bản sắc văn hóa ẩm thực địa phương. Đến nay, sau gần 2 năm thành lập, Chi hội đã phát huy được vai trò, hội đủ tiềm lực và được UBND tỉnh cấp phép thành lập Hiệp hội Ẩm thực xứ Dừa Bến Tre. Đại hội thành lập Hiệp hội Ẩm thực xứ Dừa Bến Tre, nhiệm kỳ 2024 - 2029 sẽ chính thức diễn ra vào ngày 24-10-2024, tại TP. Bến Tre.
Nước phù sa đổ về kéo theo những sản vật đặc trưng của mùa nước nổi. Thời điểm này, cá sông, cá đồng trở thành đặc sản chế biến nhiều món ngon.
Cà Mau có bờ biển dài 254 km, với ngư trường rộng lớn (trên 100.000 km2), rất dồi dào nguồn lợi thuỷ hải sản, trong đó có nhiều loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá cơm, cá ngừ, cá thu...
Cà Mau có 254 km chiều dài bờ biển, với hàng ngàn sông ngòi, kênh, rạch có dòng thuỷ triều chảy ra vào tạo thành bãi bồi hàng trăm ngàn héc-ta, đây cũng là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài cá bống dưới hang, đáy nước, bọng dừa, bọng lá, hang bờ phù sa và bãi sình lầy như bống tượng, bống kèo, bống cát, bống trăng, bống sao, bống rạ (bống trắng), bống bớp, bống mú, bống đất, bống dừa, bống xệ... Trong đó, có giá trị kinh tế nhất hiện nay là cá bống tượng, bống kèo, bống cát, bống xệ.
Tại lễ hội truyền thống kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hy sinh hàng năm có trên 1 triệu lượt khách thập phương về chiêm bái và thưởng thức các món chay miễn phí. Ẩm thực chay tại lễ hôi là môt nét đẹp phát triển theo thời gian đã trở thành nét văn hóa được dân gian ca ngợi và lưu truyền...