Những ngày giáp Tết, nhà ông Tư Khởi (Lê Văn Khởi, ấp Rạch Cui, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) bận rộn từ sáng sớm cho đến tối muộn với việc làm bánh quê: chuối sấy, bánh kẹp cuốn, bánh nhúng. Vợ chồng ông Tư Khởi cùng hai cô con gái thứ ba và út, ai cũng có việc riêng của mình. Ông Tư Khởi thì phụ trách đốn chuối, phụ lột và bào chuối cùng con gái út, con gái thứ ba thì nướng bánh kẹp, còn việc chiên chuối sấy thì bà Trần Thị Hạnh, vợ ông Tư Khởi, đảm đương.
Một hôm đi chợ, bất chợt tôi thấy cả thau đầy đựng cá xác sọc tươi rói, lòng bồi hồi nhớ về kỷ niệm thuở thiếu thời nơi quê nhà yêu dấu.
Bánh khọt miền Tây khác bánh khọt miền Đông - tiêu biểu là bánh khọt Vũng Tàu - ở chỗ nó ít dầu mỡ hơn, thơm cốt dừa và "thịt" bánh mịn hơn.
Giống như bún, miến, phở, mì hay hủ tiếu, bún suông cũng được chế biến từ gạo nhưng sắc thái và hương vị có nhiều khác biệt.
Khác với bánh canh Trảng Bàng nấu cùng giò heo hay bánh canh cua ở Sài Gòn, bánh canh bột xắt Bến Tre được nấu với thịt vịt và huyết nếp.
Trên mảnh đất hình cong chữ S của Việt Nam có hơn 3.200 km bờ biển, hầu như nơi nào cũng có cua. Nơi cua nhiều hay ít, ngon ở mức nào là do thổ nhưỡng, nồng độ mặn của nước biển, thức ăn giàu dinh dưỡng đến đâu, rồi nắng gió, chế độ thuỷ triều...
Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước, bởi thịt cua thơm ngon, gạch béo ngậy, trở thành món đặc sản được du khách ưa chuộng.
Bánh củ cải là món ngon đường phố ở Bạc Liêu, nhưng để tìm ăn thì không dễ
Chỉ là trùng tên với giống cá heo ngoài biển và cá heo nước ngọt là cá nược, đây là loài cá nhỏ trưởng thành tầm 2 ngón tay, có màu xanh lục hơi nhạt và phần đuôi màu đỏ rất đẹp. Chúng bơi theo từng bầy nhỏ, số lượng ít không nhiều như cá linh.
Ngày xưa ở quê tôi, khi nhắc đến tép trấu, từ trẻ em đến người lớn ai nấy đều ngao ngán bởi ngày đó hầu như vài ngày lại được ăn một lần. Lúc đó, ao, ruộng nhiều, cũng là nơi trú ngụ và sinh sôi của tép trấu nên chỉ cần đem cái rổ ra ruộng dạo vài vòng là có tép mang về. Còn ngày nay, tép trấu ít hơn nên lâu lâu mới được thưởng thức.
Phong Điền không chỉ nổi tiếng là xứ sở của trái cây mà còn có những món ăn dân dã, đặc sắc. Dâu Hạ Châu là đặc sản của vùng đất này. Với sự khéo léo và sáng tạo, người dân địa phương đã tạo món gà um dâu Hạ Châu độc đáo.
U Minh là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Vùng đất này không chỉ nổi tiếng với nhiều di tích, thắng cảnh đẹp, nơi có cánh rừng tràm lớn nhất Việt Nam, mà còn gây thương nhớ bởi nhiều món ăn ngon dân dã. Nếu ghé thăm U Minh Hạ, bạn nhất định phải thưởng thức các đặc sản cá lóc đồng nướng than tràm, mật ong, gỏi nhộng ong, lẩu mắm, lươn um lá nhàu…