Hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024 dự báo sẽ đến sớm và gay gắt nên tỉnh đã xây dựng kế hoạch, tập trung ứng phó ngay từ cuối mùa mưa. Trong đó, ngoài các giải pháp công trình, phi công trình, chính quyền địa phương vận động người dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô sắp tới.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên việc canh tác lúa trong vụ Hè - Thu tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt, tại một số địa phương vùng trũng như: Thạnh Trị, Mỹ Tú và thị xã Ngã Năm thì trong vụ lúa Hè - Thu thường gặp rủi ro về thời tiết, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Thấy vậy, nhiều nông dân vùng trũng đã chuyển đổi cây trồng khác thay thế cây lúa, trong đó có ông Huỳnh Văn Đúng, ấp Phước Thới B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Ông Đúng đã đưa cây sen trồng lấy gương trên nền đất lúa vụ Hè - Thu, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Anh Nguyễn Văn Trúc ngụ ấp Hoàng Việt, xã Tân Phước (huyện Tân Hồng) khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương sinh sản, bước đầu mang lại hiệu quả. Sau hơn 1 năm thực hiện mô hình, đến nay, đàn chồn hương có tổng số 40 con, trong đó có 13 con bố mẹ đang sinh sản.
Với 17 ao nuôi tôm, mỗi vụ anh Ngô Văn Đệ ở huyện Duyên Hải, Trà Vinh thu về từ 1 - 4 tỷ đồng. Anh trở thành tỷ phú miền Tây.
“Tỉnh luôn chia sẻ, quan tâm, tạo điều kiện để các địa phương hoàn thành các tiêu chí huyện nông thôn mới (NTM), tuy nhiên, quan điểm của tỉnh là phải đủ điều kiện mới công nhận. Địa phương nào được công nhận NTM thì điều kiện sống về vật chất, tinh thần của người dân phải được nâng lên”. Đây là nhấn mạnh của Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong tại chuyến kiểm tra tiến độ xây dựng huyện NTM tại huyện Lai Vung, Lấp Vò vào cuối tháng 9 vừa qua.
Ngay từ đầu năm 2023, ngành Nông nghiệp Sóc Trăng đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp đến các đơn vị trực thuộc và các địa phương; đồng thời phối hợp các sở, ban ngành, địa phương xây dựng kịch bản tăng trưởng ngành Nông nghiệp. Qua 9 tháng năm 2023, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh đã đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu được giao.
Với khoảng 2,7 ha đất sản xuất, những năm qua, ông Trần Út Năm, ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, trồng ổi lê nữ hoàng, kết hợp làm ruộng, trồng hoa màu, nuôi cá; tổng thu nhập khoảng 800 triệu đồng/năm.
Dịch tả lợn châu Phi vừa tái phát trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, xảy ra tại 1 hộ chăn nuôi lợn ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, với tổng đàn 58 con.
Tại ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, hộ ông Quách Văn Sển tận dụng bờ vuông trồng dừa lấy củ hủ. Ðây được xem là mô hình mới nhằm khai thác hiệu quả bờ vuông tôm tăng thu nhập.
Do rơi vào thời điểm mưa bão nhiều khiến các yếu tố môi trường ao nuôi dễ bị biến động gây sốc cho tôm và dễ phát sinh một số dịch bệnh nguy hiểm như đốm trắng, phân trắng, gần đây là EHP (vi bào tử trùng). Đây cũng là nguyên nhân chính làm cho số diện tích và mật độ thả nuôi ở vụ này rất thấp so với vụ chính.
Lâu nay, mỗi khi nhắc đến tuyến đường hoa, nhiều người sẽ nghĩ đến ở thành phố hay khu đô thị. Tuy nhiên thời gian qua, cùng với việc xây dựng nông thôn mới (NTM), những con đường hoa rực rỡ sắc màu đang hiện hữu ngay tại nhiều vùng quê. Các tuyến đường hoa không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, mà còn góp thay đổi nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường.
Nhiều năm qua, ông Phạm Văn Lơ, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nhãn Nhơn Nghĩa, huyện Phong Ðiền, mạnh dạn xử lý kỹ thuật cho nhãn ra hoa trái vụ, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trên diện tích 1ha trồng nhãn Ido, bình quân mỗi năm, ông Lơ thu hoạch trên 20 tấn trái, thu lời từ 250-450 triệu đồng.