Qua 13 năm thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) của TP Cần Thơ đã có bước tiến dài với toàn bộ 36 xã của được công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có được kết quả đó là nhờ sự đồng tâm hiệp lực của cả hệ thống chính trị từ quán triệt chủ trương, thay đổi nhận thức đến chuyển biến thành hành động cụ thể trong thực hiện từng tiêu chí.
Thời gian gần đây, tại các cửa biển, khu vực trước cảng cá đang cạn dần và nhu cầu nạo vét trở nên cấp thiết. Thế nhưng, các đơn vị này đang gặp khó về nguồn tích luỹ để thực hiện duy tu, sửa chữa và mời gọi đầu tư.
Đại diện nông dân các huyện đã đặt nhiều câu hỏi, trao đổi thẳng thắn các vấn đề như ô nhiễm môi trường nước do xả thải từ các hộ nuôi tôm công nghiệp; hỗ trợ vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất.
Thỏ dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc, chi phí thấp, phù hợp với lao động lớn tuổi. Vì thế, mô hình Nuôi thỏ giống và thương phẩm được nhiều gia đình chọn lựa và mang lại thu nhập ổn định.
Dù đã ngoài 60 tuổi nhưng với nghị lực, quyết tâm và cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, ông Lê Thanh Tùng - hội viên Chi hội Cựu chiến binh khu phố Gò Thuyền, thị trấn Tân Hưng, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An mạnh dạn tiên phong thực hiện mô hình Nuôi le le (vịt trời) tại địa phương. Qua gần 5 năm thực hiện, mô hình đạt hiệu quả kinh tế, mang lại cho ông thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ồ ạt trồng những giống cây ăn trái có đặc tính mới lạ với quy mô lớn khi chưa được ngành nông nghiệp khảo sát, công nhận về chất lượng, năng suất, phù hợp thổ nhưỡng...
Tỉnh Tiền Giang hiện đang thúc đẩy phát triển công nghiệp-nông nghiệp gắn với mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, hướng tới mục tiêu bền vững.
5 chàng trai 9X đến từ các tỉnh, thành ĐBSCL bắt tay nhau cùng thực hiện dự án phát triển chuỗi giá trị nấm mối đen bền vững ứng dụng công nghệ cao với mong muốn tạo sinh kế mới cho cộng đồng. Với sức trẻ, nhiệt huyết và đam mê, các bạn đang hăng hái triển khai, phát triển dự án khởi nghiệp này.
Trong 5 năm trở lại đây, các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của hầu hết nông dân trồng lúa, hoa màu và cây ăn trái. Từ lợi ích thiết thực của việc áp dụng sản xuất trên cây trồng theo hướng hữu cơ, ông Nguyễn Hữu Chính, ấp Phú Thứ, xã Phú Hữu, huyện Long Phú (Sóc Trăng) sớm chuyển vườn bưởi da xanh canh tác truyền thống, sang canh tác theo hướng hữu cơ, góp phần đem về nguồn thu nhập tốt cho gia đình.
Hiện tại, nhà vườn trồng nhãn tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) lo lắng khi nông sản này giảm giá, ảnh hưởng đến thu nhập.
Bằng sự đam mê và kiên trì, chị Nguyễn Thị Xiệt (ấp Nhơn Trị 2, xã Nhơn Thạnh Trung, TP.Tân An, tỉnh Long An) thành công với mô hình Trồng bưởi sạch và sản xuất, kinh doanh tinh dầu bưởi.
Từ một địa phương được xem là khuất nẻo, chính quyền và Nhân dân huyện Tam Nông không ngừng nỗ lực chung sức, đồng lòng, quyết tâm vượt khó đưa vùng đất trũng phèn trở thành một trong những “vựa lúa” lớn nhất của vùng Đất Sen hồng.