Thời điểm này, nước mặn xâm nhập đến nhiều địa phương trong tỉnh với nồng độ cao. Để bảo vệ sản xuất, những ngày qua, chính quyền các địa phương, ngành chuyên môn và người dân đã tập trung thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ sản xuất và dân sinh.
Thay vì làm ăn riêng lẻ, thời gian qua, nông dân thuộc khóm Tân An, phường An Hòa, TP Sa Đéc mạnh dạn liên kết thành lập Tổ hợp tác (THT) Sản xuất và Cung ứng hoa kiểng khóm Tân An nhằm chia sẻ, hỗ trợ nhau tạo ra chuỗi sản phẩm có giá trị cao.
Campuchia vừa ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1), trong đó có 1 trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A (H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014. Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm (CGC) có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.
Xác định công nghiệp nông thôn là lực đẩy cho kinh tế khu vực nông thôn bứt phá, nhiều năm qua, từ nguồn kinh phí khuyến công Quốc gia và khuyến công địa phương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (TTKC&TVPTCN) Đồng Tháp đã có nhiều chương trình hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp (DN) trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại và hỗ trợ DN tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm… Chính từ những hỗ trợ thiết thực đó đã có nhiều sản phẩm công nghiệp nông thôn “Made in Đồng Tháp”, tạo được vị thế nhất định trên thị trường, nhận được sự tin yêu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, bảo đảm an toàn dịch bệnh cho phát triển ngành chăn nuôi (CN), ngành chức năng và các địa phương đã chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi.
Cống Bến Rớ, tại xã Tiên Long, huyện Châu Thành đang được thi công, nhưng chưa lắp đặt cửa cống để ngăn mặn, việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là cây ăn trái có giá trị cao như sầu riêng). Đồng thời, việc ngăn mặn tại cống Bến Rớ chiếm một tầm quan trọng đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của người dân TP. Bến Tre và huyện Châu Thành.
Những năm gần đây, phát triển nuôi chồn hương và cho chồn hương sinh sản, tăng đàn thành công, gia đình anh Phạm Văn Tuấn ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã có nguồn thu nhập khá tốt nhờ loại vật nuôi này. Hiện anh có tổng đàn chồn hương trên 200 con, trong đó có 70 con bố mẹ đang sinh sản.
Không chỉ để tháo gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" của Uỷ ban châu Âu (EC), việc triển khai các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) còn được tỉnh xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa mang tính cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài vì nghề biển phát triển bền vững và nguồn tài nguyên biển cho tương lai.
Từ sự định hướng, hỗ trợ của ngành chức năng địa phương, thời gian qua, nhiều nông dân nuôi thủy sản ở thị xã Long Mỹ đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Sau những giai đoạn rớt giá mạnh đến độ phải kêu gọi giải cứu, mấy năm gần đây, cây hành tím đã dần lấy lại vị thế của mình không chỉ bằng mức giá tăng cao, mà còn ở niềm tin chất lượng nơi người tiêu dùng. Đây mới thật sự là lối đi mang tính hiệu quả và bền vững cho mặt hàng nông sản vốn rất nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước của Sóc Trăng.
Sản xuất theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp các hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho thành viên. Hình thức này bảo đảm cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung, cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Qua hơn 15 tháng triển khai, Dự án Tuyên truyền, vận động nông dân (ND) áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường (gọi tắt là Dự án) mang lại hiệu quả tích cực, giúp ND giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đặc biệt là bảo vệ môi trường.