Xã Mỹ Đông, huyện Tháp Mười vừa tổ chức lễ công bố Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2021. Ông Phạm Thiện Nghĩa - Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các sở, ban, ngành tỉnh, lãnh đạo huyện Tháp Mười và Nhân dân trong xã tham dự.
Sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL) đã được triển khai ở nhiều địa phương, đạt năng suất cao, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra, giảm được chi phí sản xuất,... góp phần tạo sự liên kết chặt chẽ hơn giữa Nhà nước - doanh nghiệp - nông hộ - nhà khoa học. Do đó, diện tích CĐL ngày càng được mở rộng, nhất là các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có Hậu Giang.
Người xưa, cứ mỗi mùa lúa chín là lúc trời sang thu, lòng cứ bâng khuâng nhung nhớ. Nhớ gì không rõ, nhớ dáng cô thôn nữ, nhớ đồng lúa vàng… nhớ đủ thứ, lòng cứ hoài niệm khôn nguôi, ấy là sầu!
Nhằm tuyên truyền, hướng dẫn chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) cho hội viên nông dân, BHXH huyện Trần Văn Thời cùng Hội Nông dân huyện phối hợp tổ chức các buổi truyền thông về BHXH, BHYT để hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận chính sách tốt hơn.
Xã Tân Hạnh thuộc huyện Long Hồ (Vĩnh Long) nhưng nằm vẹn trong thành phố Vĩnh Long. Ngoài phát triển mạnh mẽ các mô hình trồng đậu nành, dưa hấu... trên đất lúa, ở Tân Hạnh, mô hình trồng ấu Đài Loan thu hoạch quanh năm, cho thu nhập ổn định trong nhiều năm qua.
Sau khi có chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28-7-2020 UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành Trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước tại Quyết định số 214/QĐ-UBND (gọi tắt là Đề án). Qua 2 năm thực hiện Đề án, ngành tôm tỉnh tăng trưởng trên tất cả lĩnh vực và Bạc Liêu là một trong 6 tỉnh trọng điểm tôm của cả nước có vai trò quan trọng trong nhiều khâu của “chuỗi cung ứng tôm” ĐBSCL cũng như của cả nước. Là tỉnh đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng, với nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu quốc gia.
Vĩnh Long có diện tích cây trái thứ hai vùng ĐBSCL với hơn 63.000 ha (sau tỉnh Tiền Giang hơn 79.000 ha). Những năm qua, địa phương đã phát triển mạnh các vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản như: cam sành ở huyện Trà Ôn và Tam Bình, bưởi Năm Roi ở TX Bình Minh, chôm chôm ở huyện Long Hồ… Đồng thời, tích cực hỗ trợ sản phẩm đạt OCOP, truy xuất nguồn gốc, cũng như nâng chất các tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn sinh học, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.
Hiện nay, Long An gieo sạ được trên 209.960ha lúa Hè Thu (HT) 2022, đạt 98,1% kế hoạch. Trong đó, diện tích đã thu hoạch gần 400.200ha, năng suất khô ước đạt 52,95 tạ/ha, sản lượng gần 213.000 tấn.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có 635,47ha dừa nhiễm sâu đầu đen, so với tuần trước tăng 3ha. Lũy kế diện tích đất trồng dừa bị nhiễm bệnh sâu đầu đen đến nay 1.050,11ha.
Canh tác lúa thông minh là chương trình hợp tác giữa Trung tâm Khuyến nông quốc gia và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại Kiên Giang, mô hình này giúp nông dân giảm chi phí và tăng lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), trong vụ thu đông 2022, toàn tỉnh sẽ xuống giống 113.600ha diện tích lúa. Trong đó, lúa chất lượng cao chiếm 70% diện tích xuống giống. Ngoài ra, tổng diện tích gieo trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày đạt 8.123ha, bao gồm các loại cây trồng chủ lực như: bắp, khoai lang, ớt...
Liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong đó có mặt hàng lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Liên kết giúp nâng cao lợi ích của các tác nhân tham gia, đặc biệt đối với nông dân, hạn chế tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tăng quy mô sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, việc liên kết còn cho phép áp dụng các quy trình sản xuất phù hợp, đảm bảo chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực quản lý điều hành và tổ chức sản xuất theo hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp, từ đó tạo đầu ra bền vững cho nông sản.