Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, những năm qua, huyện Lai Vung đẩy mạnh thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế. Qua đó, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, nhiều loại cây trồng, vật nuôi mang lại năng suất, hiệu quả cao được đưa vào canh tác, góp phần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tăng giá trị kinh tế.
Tận dụng diện tích trong nhà, anh Trần Minh Ðăng (Ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình) khởi nghiệp thành công với mô hình nuôi rắn ri tượng. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho gia đình, đây cũng là nguồn thu nhập giúp anh Ðăng vươn lên trong cuộc sống.
Trong 5 năm qua (2019 - 2024), phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” luôn được Hội Nông dân (ND) các cấp trong huyện Mỏ Cày Bắc thực hiện rất tốt. Nhiều ND thu về hàng tỷ đồng/năm, nhờ quyết tâm tự thân vận động và có sự hỗ trợ vốn vay của ngân hàng.
Mô hình con tôm ôm cây lúa của nông dân Kiên Giang đã chứng minh hiệu quả qua gần 20 năm sản xuất. Để mô hình phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.
Đây là mô hình điểm nông thôn mới (NTM) cấp tỉnh về sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ gắn với phát thải thấp được triển khai tại hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Phước Hảo, xã Phước Hảo và HTX nông nghiệp Phát Tài, xã Thanh Mỹ (huyện Châu Thành) tham gia Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) triển khai, với tổng diện tích 100ha/84 hộ ở vụ lúa hè -thu năm 2024.
Là loài gặm nhấm, dễ nuôi, dễ chăm sóc, cho thu nhập ổn định, thời gian gần đây, mô hình nuôi dúi bắt đầu phát triển trên địa bàn tỉnh. Anh Phạm Ga Băng, ấp Công Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã và đang thành công với mô hình này.
Với quyết tâm đưa nghề nuôi hàu về quê hương, làm giàu cho bản thân và gia đình, nhiều năm nay, anh Lê Hoàng Dứa, ấp Tân Hùng, xã Ngọc Chánh, huyện Ðầm Dơi, đã đi tham quan, tìm hiểu quy trình nuôi hàu ở Tam Giang, Hiệp Tùng (Năm Căn)... Thấy được tâm huyết của anh Dứa, các cơ sở nuôi hàu đã hướng dẫn, chia sẻ tận tình kinh nghiệm, bí quyết nuôi.
Nói về khó khăn, thách thức của ngành tôm, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HÐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, chỉ gói gọn: “Mở mắt thấy khó khăn, ra đường gặp thách thức”. Có lẽ đây là cách diễn đạt ngắn gọn nhất, đầy đủ nhất và sát với thực tế ngành tôm nhất từ đầu năm đến nay. Và để trụ vững trước những khó khăn, thách thức nhằm nuôi hy vọng phục hồi và tăng tốc khi thời cơ đến, mỗi mắt xích trong ngành tôm, nhất là khâu nuôi và chế biến xuất khẩu phải tự khai phá lối đi mới cho riêng mình.
Theo ngành chức năng, việc áp dụng canh tác lúa theo mô hình quản lý sức khỏe cây trồng (IPHM) đã chứng minh được nhiều hiệu quả so với đối chứng sản xuất lúa theo tập quán. IPHM sẽ là cơ sở quan trọng để nông dân hướng đến sản xuất nông nghiệp sinh thái, bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Thời gian qua, bên cạnh những định hướng, kỹ thuật canh tác phù hợp để giúp nông dân đảm bảo hiệu quả sản xuất, ngành chức năng cũng đã nỗ lực trong khảo nghiệm, tìm ra các giống lúa thích ứng tốt với biến đổi khí hậu (BĐKH).
Theo dự báo của ngành chuyên môn, đỉnh lũ ở đầu nguồn sông Cửu Long năm nay ở mức thấp, nhưng đối với khu vực vùng giữa và vùng ven biển ĐBSCL (trong đó có Vĩnh Long), do chịu tác động mạnh bởi triều cường nên nhiều khả năng đỉnh lũ xuất hiện cùng với đỉnh triều cường ở mức cao. Ngoài ra, từ nay đến cuối năm do tác động của hiện tượng La Nina làm gia tăng mưa, bão. Đây là những điều kiện bất lợi cho sản xuất vụ lúa Thu Đông.
Thời gian qua, Hậu Giang đã thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới, từ đó cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng phát triển.