Trong kháng chiến chống Mỹ, đền thờ, phủ thờ Bác là “pháo đài niềm tin”, là biểu tượng lòng dân đối với Ðảng, với Bác Hồ, nhưng là cái gai trong mắt Mỹ - nguỵ. Vì vậy, kẻ địch luôn tìm cách dẹp bỏ bằng những trận càn quét, bắn phá. Nhưng chúng bất lực trước tinh thần bám trụ, bảo vệ và kiên quyết đấu tranh của Nhân dân ta.
Sưu tập Vàng lá Châu Thành, Trà Vinh được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia với những giá trị độc đáo, đậm nét văn hoá Óc Eo.
Tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ do TP Cần Thơ tổ chức vừa qua, sự xuất hiện của một nghệ sĩ đường phố lấy chén làm đàn, tấu nên những bản nhạc đầy điệu nghệ khiến khách tham quan thích thú.
Niềm đam mê đã trở thành động lực giúp ông Kim Bành, ở ấp Leng, xã Tân Sơn, huyện Trà Cú theo đuổi nghề tạo sản phẩm mặt nạ như mặt nạ khỉ, Chằng, Sa Dăm phục vụ trong các lễ hội của đồng bào Khmer. Anh “bén duyên” với nghề chế tác mặt nạ khi còn là câu bé lên mười qua những lần tham gia múa Chằng, múa Khỉ cùng Đội múa Sa Dăm phục vụ trong những ngày lễ hội ở địa phương.
Sau 5 ngày diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn, Lễ hội Bánh Dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 đã bế mạc tối 21/4.
Ngày 17-4, Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI năm 2024 (lễ hội) với chủ đề “Đậm đà hương vị phương Nam” chính thức bắt đầu diễn ra tại Quảng trường quận Bình Thủy. Sự kiện có nhiều hoạt động văn hóa, xúc tiến thương mại, kết nối du lịch; đồng thời giới thiệu nhiều món bánh quê mang hương vị đặc trưng.
Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, sáng ngày 11/4, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tọa đàm quyển sách “Lịch sử Trà Vinh giai đoạn 1975 - 2020”.
Thời gian qua, nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo, ngành ngân hàng Đồng Tháp đã thực hiện tốt Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) nhằm đưa nguồn vốn đến với nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã. Từ đó, góp phần cùng các cấp, các ngành của tỉnh thực hiện thành công mục tiêu Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Chôl Chnăm Thmây - Tết cổ truyền của cộng đồng người Khmer tại Việt Nam đã trở thành nét đẹp của sự hòa hợp văn hóa các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam. Năm 2024, Tết Chôl Chnăm Thmây của dân tộc Khmer sẽ diễn ra từ ngày 13 - 16/4/2024 (dương lịch, nhằm ngày mùng 5 - 8/3 âm lịch).
Ngày 24/3 (15/2 âm lịch), tại cửa biển Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) diễn ra lễ hội Nghinh Ông nhằm tôn vinh loài cá Ông hay cá Voi, mà ngư dân vùng biển còn gọi là “Nam Hải đại tướng quân”.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những hình ảnh bình dị của làng quê Việt Nam vẫn in đậm trong tâm trí mỗi người con đất Việt. Ông Trần Văn Nhanh (SN 1958, ngụ xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) cũng vậy. Ông đã lưu giữ hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình,... cùng những mái nhà tranh đơn sơ một cách tinh tế và sống động qua nghệ thuật tranh kiếng.
Giá trị Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia - nghề thủ công truyền thống dệt choàng Long Khánh, huyện Hồng Ngự đã được công nhận. Trách nhiệm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa được các cấp chính quyền địa phương và người dân tiếp tục thực hiện. Đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình cảm, sự nhiệt huyết của thế hệ tiếp nối để văn hóa dân tộc sẽ còn mãi với thời gian.