Những ngày qua, nhiều người có dịp đến với thành phố hoa Sa Đéc đều tỏ ra thích thú với cây mai vàng hình chiếc quạt có tên là “Quạt Khổng Minh” được trưng bày tại Câu lạc bộ mai vàng TP Sa Đéc(Đồng Tháp).
- Đêm ở bãi bồi ven biển Thứ Sáu, xã Nam Thái, huyện An Biên (Kiên Giang) vắng lặng. Cơn gió thổi mạnh làm căn chòi canh nghêu, sò của người dân phát ra tiếng kêu kẽo kẹt. Thỉnh thoảng, người đàn ông lại xách chiếc đèn pin cỡ lớn pha một lượt trên mặt biển như lời cảnh báo: “Khu vực nuôi nhuyễn thể, cấm khai thác trộm”.
Vẹm xanh có quanh năm, nhưng với nhiều người ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), cứ gió thổi hướng nam là lại rủ nhau từng nhóm đi bắt, bởi đó là lúc vẹm xuất hiện nhiều nhất.
Bơi xuồng len lỏi trong những con kênh ở rừng U Minh Hạ, ông Lê Văn Đáng, quê huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đặt 50 cái trúm lươn, hôm sau đổ được gần 4kg, thu nhập 1 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn đặt lờ dính rắn, cá lóc.
Cây dầu rái hàng trăm năm tuổi nằm trên đường Sơn Thông (phường 7, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh) rất khác thường. Thay vì vươn lên thẳng tắp thì tán cây lại xoè rộng như một cây dù, chính vì vậy cũng có nhiều truyền thuyết ly kỳ về cây cổ thụ này.
Cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, có người bạn rủ: “Năm Mèo phải đi chợ Chuột mới gọi là biết hết quê mình”. Thấy tôi ngớ người, người bạn giải thích, tôi mới biết hóa ra ở Kiên Giang có một cái chợ tên rất dân dã, mộc mạc, đó là chợ Chuột. Chợ này ngày nay có tên gọi chính thức trong văn bản hành chính là chợ Minh Thuận, huyện U Minh Thượng (Kiên Giang).
Mỗi dịp về thăm quê hương Đất Sen hồng, lại gợi lên cảm xúc thân thương, cảm nhận mới mẻ. Về với bà con nông dân, về với thành viên Hội quán - những người bạn chân tình sẵn lòng liên kết, hợp tác, cùng nhau mang đến sự thay đổi tích cực trên từng thửa ruộng, bờ ao.
Ở miệt sông nước Cửu Long, đò (đò chợ) là phương tiện giao thông phổ biến một thời. Những chuyến đò như cầu nối giữa các vùng xa xôi, cách trở khi mà đường bê tông chưa tới được. Theo thời gian, “đò chợ” không chỉ là phương tiện đi lại mà còn mang nét văn hóa đặc trưng, là cuộc sống của những người gắn bó cả đời với dòng sông, bến nước...
Quê tôi miệt vườn. Ngày xưa, hễ cận Tết là xúm xít quét dọn, lợp lại mái nhà, lau dọn bàn thờ, trồng vài bụi bông vạn thọ. Rồi lăng xăng ép chuối phơi khô, chộn rộn cạy dừa khèo mứt, hì hụi nhổ mì quết bánh phồng lo ba ngày Tết. Vui nhất là xổ đập, bắt tôm càng xanh kho tàu cúng ông bà…
Nghề làm cá khô và tôm khô truyền thống ở thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang gắn bó với người dân địa phương qua nhiều thập kỷ và được giữ vững đến nay. Sản phẩm khô nơi đây không chỉ giúp cải thiện cuộc sống của người dân mà còn giúp địa phương ven biển này bảo tồn nghề truyền thống của ông cha để lại.
Ở vùng đất phương Nam, hầu như nhà nào cũng trồng mai vàng. Mỗi mùa Tết đến, dù bận rộn mấy, cứ độ qua Mùng 10 đến 16 tháng Chạp là nhà nào nhà nấy tranh thủ ra lẫy lá cây mai để cây trổ bông, kịp khoe sắc đúng vào những ngày Tết, điểm tô cho ngôi nhà đón chào mùa xuân mới.
Sơ sơ một số cái có ở miệt Ngàn thôi, chúng tôi đã mất 3 ngày mới trải nghiệm hết. Vậy mà, Hậu Giang đến giờ vẫn rất hiếm thấy trên danh mục tour của các công ty lữ hành.