Anh Trần Hoàng Kha, ngụ ấp Mỹ Hiệp 1, xã Tân Tiến, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang đã bắt đầu công việc tái chế vỏ xe cũ được gần một năm nay.
Mùa nước nổi, ngoài đánh bắt tôm, cá linh, cua đồng… thì câu rắn mối cũng là nghề khá thú vị đối với nhiều người. Những người đi “săn” rắn mối cho rằng rắn mối có thể xem là một loại đặc sản rất ngon, nếu bắt được nhiều thì bán cũng rất có giá.
Tiếng cá nhảy lọc xọc trong thau, tiếng cá trườn rột rẹt trong rổ, tiếng kêu giá, trả giá rổn rảng nghe như thể cãi lộn, vậy chớ hiền khô hà. Những ngọn đèn dầu hồi xưa giờ thay bằng ánh đèn pin đeo trên đầu, chấp chới. Trong gió, mùi tanh quen thuộc lan xa, tất cả làm nên không gian của một chợ cá đồng nào đó, họp chợ ở mé sông, góc đường nào đó.
Từ tháng 7 âm lịch, khi con nước ở các vùng thượng nguồn ÐBSCL lên cao cũng là lúc người dân Kiên Giang chuẩn bị đón mùa nước nổi. Ðây là thời điểm ở các xóm ấp còn lưu giữ nghề truyền thống chuyên sản xuất các ngư cụ, phương tiện đánh bắt tất bật vào mùa.
Được mệnh danh là “sản vật trời ban”, nghề hầm than không đòi hỏi nhiều vốn, tuy nhiên cũng lắm gian nan và chật vật. Ngày nay, vẫn còn không ít hộ theo nghề vì cuộc mưu sinh hoặc vì muốn níu giữ làn khói thân thương bên hàng tràm, hàng đước của xứ đất rừng U Minh.
Ở vùng Miệt Thứ thuộc huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang có chiếc cổng Tam Quan làm từ cây xanh giống y chang nguyên bản ở TP. Rạch Giá. Chiếc cổng độc đáo này được rất nhiều khách đi đường thích thú dừng lại chụp ảnh. Song, ít ai biết rằng nó được tác tạo từ đôi bàn tay khéo léo của một người đàn ông câm, điếc bẩm sinh.
Khi con nước đổi màu và dâng cao tràn vào đồng ruộng, người dân khu vực ĐBSCL bắt đầu được thưởng thức cũng như hưởng lợi từ những sản vật của thiên nhiên ban tặng.
- Ở Hòn Sơn, huyện đảo Kiên Hải (Kiên Giang), ngư dân ngoài làm nghề đánh lưới ghẹ, thẻ mực… còn có nghề bao lưới cá gỏi ven bờ. Với nghề này, người dân xứ đảo không cần đầu tư quá nhiều vốn nhưng vẫn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Nằm nép mình dọc theo mé biển của ấp Bãi Bấc, xã đảo Lại Sơn (còn gọi Hòn Sơn), huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, làng chài Hòn Sơn đang vào mùa đón lộc biển. Buổi sáng ở làng chài tàu ghe tấp nập cập bến. Dưới mé biển, từng cặp trai tráng dùng đòn gánh “cõng” lưới lên bờ cho chị em gỡ các loại hải sản như ghẹ, mực, cá… dính lưới bán cho khách. Tiếng hỏi thăm nhau í ới của ngư dân làm không khí làng chài thêm phần náo nhiệt.
“Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông”, đó là câu ca quen thuộc của khách thương hồ ngược xuôi trên sông nước miền Tây Nam Bộ.
Nhắc đến miền Tây Nam Bộ chắc có lẽ ai cũng nghĩ đến những hình ảnh quen thuộc của vườn cây trái trĩu quả, những con sông nước ngọt quanh năm, những cánh đồng lúa bao la bát ngát mang lại vẻ trù phú cho vùng đất phương Nam. Nhưng có một hình ảnh rất đổi mộc mạc, gần gũi lại tạo nên nét đẹp của làng quê, đó là đống rơm. Hình ảnh ấy gắn với tôi suốt một đời thơ bên vườn cây ruộng lúa, hay sân nhà đầy tiếng cười của chúng bạn, tiếng gà cục tác buổi ban trưa.
Tại khu vực láng nước rộng hơn 3ha ở ấp K9, xã Phú Đức, huyện Tam Nông hiện có đàn cá tự nhiên hàng ngàn con các loại.