Sau 9 tháng đầu năm 2022, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 1,17 tỷ USD, bằng 97,5% chỉ tiêu nghị quyết và tăng 21,62% so với cùng kỳ. Tuy vẫn còn đó những khó khăn cho xuất khẩu trong những tháng cuối năm, nhưng chắc chắn một điều là xuất khẩu năm nay sẽ về đích sớm theo chỉ tiêu nghị quyết, nên vấn đề còn lại là liệu xuất khẩu có làm nên kỳ tích như đã từng làm trong năm 2021 hay không mà thôi.
Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã thổi luồng gió mới, giúp các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường; góp phần phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam. Từ những hiệu ứng tích cực này, Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 được xác định là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Từ nay đến ngày 4-11, đoàn kiểm tra liên ngành Ban Chỉ đạo 389/KG tỉnh Kiên Giang tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng, dầu trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Đồng Tháp tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực (lúa, xoài, hoa kiểng, cá tra, sen) và tiềm năng tại các địa phương theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung, theo chuỗi giá trị. Đồng thời từng bước tiến hành tiêu chuẩn hóa hệ thống nuôi trồng gắn với mã số vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc, phát triển cân đối nhu cầu, đáp ứng yêu cầu thị trường, tăng cường chế biến để đa dạng hóa sản phẩm...
Thời gian gần đây, nghề đan đát dần bị mai một do nhiều nguyên nhân. Thế nhưng, ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, vẫn còn nhiều phụ nữ tâm huyết với nghề. Ðặc biệt, chị em ở đây còn tìm tòi làm ra những sản phẩm mới để tăng thêm thu nhập.
Hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích, cơ hội nhưng cũng đầy thách thức, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đội ngũ doanh nhân, nhất là các doanh nhân non trẻ ở ĐBSCL.
Nhiều ngày nay, việc nhiều cửa hàng xăng dầu (XD) đóng cửa, tạm ngưng hoạt động đã khiến sản xuất và sinh hoạt của người dân gặp không ít khó khăn. Thị trường XD diễn biến phức tạp còn gây khó cho phía doanh nghiệp. Chia sẻ những khó khăn này, ngành chức năng đang có nhiều nỗ lực để ổn định nguồn cung mặt hàng thiết yếu này.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang - Lê Quốc Anh vừa ký băn bản gửi Bộ Công thương đề nghị bộ này yêu cầu các thương nhân xăng, dầu đầu mối cung ứng khẩn 73.560m3 xăng, dầu cho các thương nhân kinh doanh xăng, dầu của Kiên Giang.
Nhiệt độ cao bất thường khiến nhiều quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc bị ảnh hưởng. Đây được xem là cơ hội để lúa gạo Việt tăng tốc lợi nhuận cho người trồng lúa.
Với mức chiết khấu mỗi lít xăng dầu rất thấp, có khi là 0 đồng, một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở tỉnh Đồng Tháp kinh doanh thua lỗ trong thời gian dài, không cầm cự nổi nên đã đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.
Theo ông Nguyễn Khắc Nhu - Phó Giám đốc Sở KH - ĐT, trong định hướng phát triển của tỉnh, nội dung khởi nghiệp (KN) đổi mới sáng tạo rất được quan tâm. Vĩnh Long đã xây dựng Chương trình KN gắn với hoạt động đổi mới sáng tạo, để tạo ra những sản phẩm mới có giá trị gia tăng cao, cũng như thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh.
Được tăng cường tài chính từ nguồn vốn vay của Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Sóc Trăng, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh đã mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, làm ăn hiệu quả, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.