Quá trình chuyển đổi số (CĐS) diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó, thanh toán không dùng tiền mặt đang dần trở thành thói quen của nhiều người, nhất là đối với các bạn trẻ bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Một số sáng kiến thúc đẩy các giao dịch trực tuyến cũng đang được các tổ chức Đoàn thanh niên vận dụng trong đoàn viên, thanh niên, điển hình như “mừng cưới không dùng tiền mặt” ở Xã đoàn Phú Hưng, TP. Bến Tre.
“Tôi rất thích trải nghiệm, vì vậy, sau thời gian tìm tòi, nghiên cứu, tôi đầu tư thực hiện mô hình Aquaponics - trồng rau thủy canh kết hợp nuôi cá. Với tôi, niềm vui là khi nuôi trồng thành công các sản phẩm, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững cho quê hương” - đó là tâm sự của anh Trần Minh Sang (xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách của mỗi con người. Do đó, gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc sẽ là nền tảng để xã hội phát triển. Xác định điều này, nhiều năm qua, Hội LHPN xã Thanh Tùng, huyện Ðầm Dơi, đã xây dựng và phát triển nhiều mô hình, câu lạc bộ (CLB), tạo cơ hội để các gia đình có điều kiện giao lưu, học tập và giúp nhau xây dựng tổ ấm. Trong đó, nổi bật có CLB Gia đình chuẩn mực của phụ nữ ấp Phú Quý, chiếc cầu nối gắn kết yêu thương của mỗi gia đình và cộng đồng.
Hưởng ứng thực hiện mô hình “Ngày đại đoàn kết vì cộng đồng” (viết tắt là mô hình) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh phát động, Ủy ban MTTQVN huyện Lai Vung đã triển khai trong hệ thống Mặt trận các cấp và 1.127 Tổ Nhân dân tự quản (NDTQ) trong huyện thực hiện đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật, mô hình phát huy được vai trò tự chủ, tự quản của người dân trong công tác giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, xây dựng các công trình phúc lợi tại địa bàn dân cư... góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển.
Xác định công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, phụ nữ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, thời gian qua Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Châu Thành đã tập trung nhiều hoạt động nhằm tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế.
Thời gian qua, xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, luôn nỗ lực huy động mọi nguồn lực, đặc biệt là huy động sức dân làm đường giao thông nông thôn để tạo thuận lợi trong việc đi lại của người dân và giao thương hàng hóa.
Ngày 14-2, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP Cần Thơ phối hợp Ðoàn phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, tổ chức chương trình hỗ trợ tiêu thụ cam của nông dân tỉnh Vĩnh Long.
Thời gian qua, chị Lê Thị Hồng Thắm, ngụ ấp Trường Khương, xã Trường Long, huyện Phong Điền, đã mạnh dạn thành lập tổ đan nhựa, tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi tại địa phương. Hiện nay, với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Thắm tiếp tục khởi xướng và thành công với nghề may quần áo gia công. Nghề này đã giúp chị và nhiều hội viên phụ nữ có thu nhập ổn định.
Với 1.356 hộ hội viên nông dân trong tổng số 2.355 hộ dân trên địa bàn, hội viên nông dân xã Ðịnh Bình là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Ðảng và các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, góp sức vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo chủ đại lý vé số tại Trà Vinh, 3 khách mua 14 vé số trúng đặc biệt trị giá 28 tỷ đồng đều theo mua online. Khi trúng những người này không hay biết, anh vẫn giữ các vé trúng giải, khi anh thông báo họ rất bất ngờ.
Với quan niệm cho đi là còn mãi, ông Trần Văn Út đã dành gần 30 năm cuộc đời để giúp những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Nhiều người dân tại thị xã Cai Lậy, Tiền Giang, bị một phen 'hú vía' khi chứng kiến cảnh một cô gái không mặc quần áo, có biểu hiện ngáo đá, leo lên và ngồi vắt vẻo trên trụ điện cao thế.