Nhu cầu lương thực thế giới tăng cao, trong khi sản xuất nông nghiệp chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, diện tích đất canh tác có xu hướng bị thu hẹp. Mặt khác, sản phẩm nông sản tiêu thụ trên thị trường hiện nay đòi hỏi cao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… vì vậy nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải chuyển mình thích ứng và việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất là một trong những giải pháp tối ưu.
Nhu cầu lương thực thế giới tăng cao, trong khi sản xuất nông nghiệp chịu tác động bởi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, diện tích đất canh tác có xu hướng bị thu hẹp. Mặt khác, sản phẩm nông sản tiêu thụ trên thị trường hiện nay đòi hỏi cao về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… vì vậy nông nghiệp Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng phải chuyển mình thích ứng và việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất là một trong những giải pháp tối ưu.
Được hàng xóm cho cặp rắn ri voi tự nhiên, ban đầu anh Trương Thành Ngôn (ngụ thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) chỉ để nuôi chơi làm cho vui, dần nhận thấy giá trị kinh tế từ loài rắn này mang lại nên anh quyết định đầu tư hẳn tầng lầu khang trang, sạch đẹp để nuôi rắn.
Ngày 28-3, tại TP Cần Thơ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL (Ban Chỉ đạo NNNT vùng ĐBSCL) giai đoạn 2020-2025 và lễ ra mắt Văn phòng Điều phối nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL (gọi tắt là Văn phòng điều phối).
“Những ngày qua, do ảnh hưởng bởi rãnh thấp xích đạo có trục ở phía Nam mũi Cà Mau kết hợp với nhiễu động khí quyển trên các tầng cao, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện mưa trái mùa trên diện rộng, một số nơi có mưa vừa, mưa to”, ông Nguyễn Long Hoai, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, thông tin.
Theo UBND TP Sa Đéc, những tháng đầu năm, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì và phát triển ổn định. Hiện tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm trên địa bàn TP Sa Đéc xuống giống được 645,8ha, đạt 31,2% kế hoạch. Trong đó, diện tích hoa kiểng hiện hơn 783ha, đạt 103,53% kế hoạch, tăng 86,5ha so với cùng kỳ năm 2021. Hiện nông dân trên địa bàn TP Sa Đéc đang tập trung chăm sóc và sản xuất chủ yếu cây công trình, trang trí nội thất để phục vụ nhu cầu thị trường.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sản xuất vụ hè thu, thu đông 2022 hướng tới mục tiêu phát triển sản xuất cây trồng theo hướng an toàn, bền vững, tập trung thành vùng có quy mô, sản xuất hàng hóa lớn, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đồng thời cơ cấu cây trồng được chuyển đổi theo hướng giảm dần diện tích sản xuất lúa hè thu tại các huyện đầu nguồn có nguy cơ thiếu nước tưới; bố trí sản xuất vụ thu đông ở các vùng có đê bao bảo vệ ăn chắc nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích.
Dù đã bước vào cao điểm mùa khô nhưng nhìn chung nguồn nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL vẫn được đảm bảo khá tốt. Hiện lưu lượng dòng chảy từ sông Mekong về ĐBSCL được duy trì ở mức cao và thường xuyên có mưa. Xâm nhập mặn đang ở mức thấp so với các năm trước. Tuy nhiên, khô hạn và xâm nhập mặn vẫn còn diễn biến phức tạp, cần chủ động tích nước ngọt để đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt.
Mùa khô năm 2015-2016 và 2019-2020 đã gây nhiều thiệt hại lên cây trồng, vật nuôi khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chịu nhiều tổn thất qua hai lần 'đại hạn', chính quyền và nông dân vùng châu thổ Cửu Long lại có thêm kinh nghiệm, bài học quý báu để chủ động hơn trong chuyển đổi sản xuất, giảm thiểu rủi ro do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra...
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, đến nay toàn tỉnh đã cấp 20 mã số cho các cơ sở đóng gói và 180 mã số vùng trồng trên các loại cây ăn trái và lúa.
Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), vụ lúa đông xuân 2021-2022, toàn vùng ĐBSCL sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng lớn (CĐL) với diện tích trên 160.000ha, giảm 20.000ha so với cùng kỳ vụ đông xuân 2020-2021. Nguyên nhân do những vùng sản xuất chưa liên kết với doanh nghiệp thu mua nên việc phát triển CĐL thiếu ổn định. Mặc dù diện tích sản xuất lúa theo CĐL giảm, nhưng trong vụ đông xuân 2021-2022 các tỉnh, thành vùng ĐBSCL có khoảng 22.447,5ha lúa canh tác theo mô hình sản xuất lúa nổi bật khác, thay thế dần một số diện tích CĐL, như: mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, theo tiêu chuẩn GLOBALGAP, mô hình canh tác lúa thông minh…
Là tỉnh có lợi thế trong phát triển nông nghiệp, những năm gần đây, một số mặt hàng nông sản của Đồng Tháp được thị trường trong nước đánh giá cao và xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính. Song, nếu so với tiềm lực của địa phương thì số lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu vẫn còn hạn chế. Một trong những “điểm nghẽn” khiến chuỗi giá trị nông nghiệp chưa phát huy hết tiềm lực vốn có là việc thiếu đầu tư nguồn lực vào khâu chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch.