Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, những năm qua, với sự chung tay của toàn xã hội, trong đó có vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học các cấp, công tác khuyến học, khuyến tài đã được đẩy mạnh, lan tỏa rộng khắp ở các địa phương trên toàn tỉnh. Qua đó, động viên tinh thần hiếu học của học sinh, sinh viên, đặc biệt là tạo điều kiện cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có cơ hội tiếp tục chăm chỉ học tập, trau dồi tri thức, nâng cao kỹ năng, góp phần đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời.
Chiếm tỷ lệ 11,79% dân số, rất nhiều người cao tuổi (NCT) trên địa bàn tỉnh vẫn còn sức khỏe và khả năng để làm những công việc phù hợp mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Khởi nghiệp ở tuổi “lên lão”, NCT vừa trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, vừa là chỗ dựa tinh thần và tấm gương sáng truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ trẻ học tập.
Trong lúc cưa cây dừa, một người đàn ông không may tử vong do sự cố máy cưa va vào người.
Quá trình đánh bắt cá trên sông Vàm Cỏ, người đàn ông bất cẩn bị điện giật, rơi xuống nước tử vong.
Đó là những người dân đang sinh sống cặp một con đường dân sinh ở ấp Long Hòa B, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đã cùng nhau hiến hơn 200 m2 đất, góp tiền, ngày công để nâng cấp, mở rộng con đường, với kinh phí khoảng 1 tỷ đồng.
Từ các nguồn hỗ trợ và xã hội hóa, huyện Châu Thành tích cực xây dựng và sửa chữa nhà ở, giúp hộ nghèo có mái ấm an cư, từng bước vươn lên trong cuộc sống.
Nhận thấy Đồng Tháp có nhiều tiềm năng trong phát triển ngành trồng nấm, năm 2020 sau nhiều lần cân nhắc, nhóm bạn trẻ Huỳnh Thị Thanh Nhàn (SN 1994), Huỳnh Thị Thì Nhớ (SN 1996), Huỳnh Trung Phú (SN 1996) (nhóm), ngụ xã Hòa An, TP Cao Lãnh quyết định gác lại công việc có thu nhập ổn định ở TP Hồ Chí Minh để trở về quê khởi nghiệp với mô hình trồng nấm chân dài và nấm hoàng đế. Sau hơn 3 năm lập nghiệp ở quê nhà, mô hình trồng nấm của nhóm bạn trẻ này đạt được nhiều kết quả tích cực, các sản phẩm với thương hiệu “Nấm Huỳnh Gia” đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến.
Hơn 4 năm kể từ ngày chuyến xe cứu thương miễn phí đầu tiên lăn bánh, đến nay, nhóm cứu thương của anh Nguyễn Văn Lộc đã hỗ trợ biết bao trường hợp bệnh nhân (BN) cần cấp cứu, chuyển viện. Dù mỗi người trong nhóm đều có công việc riêng nhưng cứ hễ có điện thoại gọi nhờ hỗ trợ, các thành viên lại phân công nhau 'ôm vô lăng'.
Năm 2023, huyện An Biên (Kiên Giang) chọn xã Tây Yên A triển khai chương trình Tết quân - dân năm 2024. Chương trình có nhiều công trình, phần việc ý nghĩa, trong đó có hoạt động xây nhà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, giúp nhiều gia đình có nhà ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống.
Với mong muốn chia sẻ và hỗ trợ người khó khăn, hơn 5 năm qua, anh Lâm Tý - chủ quán bún đậu Hằng Nga, đường Phạm Hùng, phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá (Kiên Giang) tặng nhiều phần bún đậu, bò né cho người khuyết tật và người nghèo lớn tuổi.
Lê Tuấn Hiếu - cậu học sinh 15 tuổi (xã Phước Lý, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), đã hiện thực hóa niềm đam mê và khởi nghiệp với sen đá từ số tiền 300.000-400.000 đồng. Năm 2022, Hiếu bắt đầu nhập gần 20 giống sen đá từ Đà Lạt và đến nay, em đã có được vườn sen đá gần 300 chậu.
Chủ tịch Hội Nông dân (HND) xã Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm Phan Thành Hải nhiều lần nói với tôi về tấm gương nghèo, vượt khó của anh Nguyễn Trọng Tâm, sinh năm 1983, ngụ ấp Phong Thuận, anh là hội viên HND xã Phong Nẫm. Câu chuyện thoát nghèo bền vững của anh Tâm bắt đầu từ sự hỗ trợ kịp thời của HND xã từ năm 2016.