Trải qua những thiệt hại nặng nề từ đợt hạn, mặn lịch sử của mùa khô năm 2015 - 2016, tỉnh Sóc Trăng đã xây dựng thành công các kịch bản ứng phó với diễn biến xâm nhập mặn theo từng cấp độ khác nhau, trong đó có cả giải pháp công trình lẫn phi công trình. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương, nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn, trữ ngọt được đầu tư trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát huy hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu sản xuất nông nghiệp của nông dân...
Từ sự hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật của ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ cùng các bên có liên quan, Hợp tác xã (HTX) New Green Farm ở phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt đã tận dụng nguồn rơm trong sản xuất lúa để trồng nấm rơm và sau đó tận dụng làm phân bón hữu cơ phục vụ lại trồng trọt. Với cách quản lý và sử dụng rơm theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, HTX này đã nâng cao được thu nhập cho xã viên và góp phần thúc đẩy phát triển ngành lúa gạo theo hướng hiệu quả, bền vững, giảm phát thải khí nhà kính.
Cãi vợ, bỏ nghề tài xế để chuyển sang mô hình nuôi các động vật hoang dã như chồn, dúi, don... người đàn ông mỗi năm thu về hàng tỷ đồng.
Các cấp hội nông dân trong huyện Ðầm Dơi thời gian qua đã phát huy vai trò, tiếp sức nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.
Thời gian qua, tỷ lệ cơ giới hóa (CGH) trong sản xuất nông nghiệp (NN) trong tỉnh không ngừng tăng lên, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản trên cùng một đơn vị canh tác, mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài.
Mô hình trồng gấc đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài bán tươi, quả gấc còn có thể chế biến thành tinh dầu, bột khô,...
Gần 7 năm dành nhiều tâm huyết bảo tồn nguồn gen, phục tráng thành công hơn 40 giống lúa mùa với hình thức canh tác thuận tự nhiên, ông Lê Quốc Việt (Tư Việt) nếm trải không ít vui buồn.
Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là một trong những hướng đi của nông nghiệp Việt Nam nói chung và của tỉnh nói riêng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Qua triển khai thực hiện Đề án Phát triển NNHC giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn tỉnh, nhận thức của hệ thống chính trị và nhân dân về phát triển NNHC, tổ chức phát triển sản xuất hiệu quả theo chuỗi giá trị đã được nâng cao. Hiện diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 25.467,4ha.
Nông dân huyện Càng Long vừa kết thúc vụ lúa thu thu - đông thắng lợi. Tuy năng suất lúa chỉ ở mức khá nhưng giá lúa tăng cao nên nông dân lợi nhuận cao. Trên cơ sở thành công của vụ lúa thu - đông mùa, nông dân huyện Càng Long rất phấn khởi xuống giống vụ lúa đông - xuân 2023 - 2024.
Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình đang tập trung xuống giống, chăm sóc các loại hoa màu để kịp thời cung ứng thị trường Tết.
Những cánh đồng lúa bạt ngàn đan xen với bờ hoa khoe sắc, hay những vườn cây trĩu trái mà du khách có thể hái, thưởng thức tại chỗ vẫn đảm bảo an toàn đã không còn là chuyện lạ ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Người dân vùng đất này đang chuyển hướng sang nông nghiệp xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh và để cuộc sống tốt hơn...
Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, cho biết: “Những năm qua, huyện chỉ đạo ngành chức năng tập trung hướng dẫn và chuyển giao khoa học - kỹ thuật trồng lúa ngắn ngày trên đất nuôi tôm, được đông đảo người dân hưởng ứng thực hiện và sản xuất đạt hiệu quả trong vụ mùa năm nay”.