Bạc Liêu là một trong những tỉnh có sản lượng muối khá lớn, nghề làm muối truyền thống không chỉ là nguồn thu nhập chính của diêm dân mà còn mang một giá trị văn hóa đặc sắc cho vùng đất này.
Hình ảnh người “con gái Bến Tre” năm xưa đi trong đạn lửa, hiên ngang, bất khuất trong “Đội quân tóc dài” (đội quân đặc biệt, có thể nói là độc nhất vô nhị trên thế giới), xuất hiện trong cao trào Đồng khởi của tỉnh từ năm 1960, sau đó lan rộng cả miền Nam. “Đội quân tóc dài” đã làm nên huyền thoại, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tháng Giêng, trời biên giới Tây Nam hanh hao nắng. Nước bắt đầu rút nhanh trên các nhánh sông, để lại dòng kênh ven rừng sánh màu nâu đỏ của lá tràm khô, bờ kênh phơi mình trong nắng vàng óng ánh, ửng lên màu vàng cháy của phèn. Phía bên kia tuyến dân cư thưa thớt là vệt rừng tràm khô khát. Vậy là chúng tôi đã lọt thỏm vào khu vực 730 ha rừng tràm do Trung đoàn 30, Sư đoàn 4 quản lý dọc biên giới Tây Nam thuộc địa phận huyện Giang Thành và Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang.
Trong những ngày đầu năm, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu đến khách tham quan triển lãm số rất ý nghĩa với tên gọi “Sắt son một lòng”. Triển lãm là lời tri ân sâu sắc đến những nữ chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trọn vẹn cuộc đời cho Tổ Quốc, vì độc lập tự do của dân tộc, qua đó là gửi gắm thông điệp về giá trị hòa bình cho thế hệ hôm nay.
Ðầu xuân năm nay tôi được dự lễ khánh thành khu mộ thân tộc ông bà Phạm Hữu Liêm - Lê Thị Liễu, tại ấp Bàu Vũng, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước. Chung quanh khu nghĩa mộ có mấy công trình phụ nhưng ý nghĩa đáng để mọi người suy ngẫm. Ðó là hồ sen, tuy diện tích không lớn nhưng ông Liêm giải thích sen là “Quốc hoa” của dân tộc Việt Nam, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Phía tay phải là một hồ khác để nuôi cá các loại, chim le le và vịt trời. Phía sau công trình là một bờ cây đước xanh rờn, cao lớn.
Thực dân Pháp chiếm Vị Thanh được vài năm, phải rút đi do sức phản kháng của lực lượng cách mạng. Từ năm 1948-1954, nơi đây trở thành vùng giải phóng, địch chỉ thỉnh thoảng đưa quân càn quét hay cho máy bay dội bom.
Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vô cùng quan trọng, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo phong trào yêu nước Việt Nam. Vừa mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam phát động một cao trào đấu tranh mạnh mẽ và rộng khắp từ Bắc chí Nam, đỉnh cao là sự ra đời của phong trào đấu tranh Xô viết Nghệ - Tĩnh. Để ngăn chặn phong trào quần chúng và sự ảnh hưởng ngày càng rộng của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng nên nhiều cơ sở Đảng bị tan rã, nhiều đảng viên phải chuyển địa bàn hoạt động, trong đó có địa bàn 2 tỉnh Rạch Giá và Hà Tiên.
Trên dải đất hình chữ S, có rất nhiều dòng sông, mỗi dòng sông mang dáng vẻ riêng. Có con sông mang tên đẹp như thiếu nữ: sông Nhật Lệ, Sông Hương. Có con sông nghe tên đã thấy rất oai hùng: Sông Mã. Nhiều con sông mang tên miền đất mà nó chảy qua như: sông Sài Gòn, sông Thái Bình... Riêng con sông quê tôi, đặc biệt hơn, mang tên một nhân vật lịch sử: sông Ông Ðốc. Thị trấn quê tôi vinh dự được mang tên một dòng sông - thị trấn Sông Ðốc!
Cách đây hơn 26 năm, ông Trần Công Ngữ lúc ấy là Phó chủ tịch UBND tỉnh, đã cùng một số đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác đã có ý kiến đề xuất lấy ngày 1-1 hàng năm làm ngày kỷ niệm thành lập tỉnh và chuẩn bị cho việc tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập tỉnh vào năm 2000 (1-1-1900 - 1-1-2000). Nhưng điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội lúc bấy giờ chưa cho phép, nên ước nguyện đó của bao thế hệ lãnh đạo và nhân dân tỉnh nhà chưa thực hiện được. Trải qua hơn 1/4 thế kỷ mong chờ, ngày ấy nay đã đến!
Giữa mênh mông Đồng Tháp Mười, nơi kênh, rạch chằng chịt và lau sậy bạt ngàn, đã vang vọng bản hùng ca bất diệt của Tiểu đoàn 504. Từ những ngày đầu thành lập cho đến những trận đánh ác liệt chống đế quốc Mỹ, Tiểu đoàn 504 đã viết nên những trang sử hào hùng, trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần quả cảm và tình quân - dân cá nước.
Vừa rời khỏi lớp Giáo khoa của Nha Giáo dục Nam Bộ đào tạo giáo viên cấp tốc 3 tháng ở vàm Rạch Ráng (do Tiến sĩ Hoàng Xuân Nhị, Giám đốc Nha Giáo dục Nam Bộ làm Hiệu trưởng), tôi được chú Nguyễn Tạo, Trưởng ty Giáo dục Bạc Liêu, giao nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Tiểu học ấp Nhà Máy, xã Khánh Bình Tây (gồm lớp Nhì A, lớp Nhì B, lớp Ba, lớp Tư, có trên 150 học sinh hết thảy). Hôm đó là ngày lịch sử vẻ vang của đất nước.
Từ nhiều tháng trước, các cựu học sinh miền Nam (HSMN) ở TP Hồ Chí Minh đã háo hức hẹn nhau cùng về Sông Ðốc - Cà Mau, dự Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc, dù trong số ấy không phải ai cũng ra đi từ bến Sông Ðốc. Về với Sông Ðốc - Cà Mau, về với sự kiện mà 70 năm trước được xem là mốc khởi nguồn của các trường HSMN trên đất Bắc, với các cựu HSMN, thêm một lần nữa được tắm mình trong ký ức buồn vui của quãng đời tuổi thơ vắng mẹ, thiếu cha đầy khắc khoải nhớ thương, nhưng cũng rất đỗi tự hào.