Dừa là một trong 4 sản phẩm nông nghiệp chủ lực (cùng với bò, nhãn, tôm biển), được huyện Bình Đại tập trung xây dựng, phát triển và hoàn thiện chuỗi giá trị. Toàn huyện Bình Đại có tổng diện tích vườn dừa hơn 8.195ha, trong đó, diện tích cho trái chiếm 7.800ha. Sản lượng trung bình mỗi năm đạt trên 70 triệu trái.
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nâng tầm giá trị các loại nông sản chủ lực hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, Sóc Trăng tích cực triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) khuyến khích, hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế ở các địa phương.
Lâu nay, ốc gác bếp là món ăn không xa lạ với nhiều người vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bằng niềm đam mê và mong muốn phát triển món ăn đậm chất quê hương, anh Võ Hoài Phong (SN 2001) - Giám đốc Công ty TNHH MTV Hương Đồng Nội (ấp Chiến Thắng, xã Tân Thành A, huyện Tân Hồng) đã biến món ốc gác bếp trở thành đặc sản giới thiệu với du khách gần xa.
Nhằm quảng bá tiềm năng, thế mạnh kinh tế thuỷ sản, tạo cơ hội mời gọi đầu tư, hướng đến phát triển bền vững, huyện Năm Căn đã và đang tích cực phối hợp chuẩn bị các điều kiện tham gia Festival Tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) năm 2023.
Những loại trái cây đặc trưng trên địa bàn tỉnh đã trở thành nguồn cảm hứng để Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh tạo ra bánh khóm Queen và sữa chua trái cây sấy thăng hoa, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản quê hương.
Tập trung khai thác tốt giá trị nghề thủ công truyền thống - nghề làm nem Lai Vung cùng các sản phẩm đặc trưng của địa phương là thế mạnh để huyện Lai Vung đa dạng hơn các sản phẩm du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của người dân xứ sở Đất Sen hồng.
Ngày 22/11, Ủy ban nhân tỉnh Long An tổ chức hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp logistics để tìm giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics phát triển ngang bằng với các tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Ngày 22/11, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh Hậu Giang tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2023.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long yêu cầu các sở, ngành phải thực hiện nhiều nội dung trọng tâm.
Từ nguồn nguyên liệu tại chỗ là nho rừng, chị Trần Kim Liên - chủ cơ sở sản xuất rượu nho rừng ở xã Bình An, huyện Kiên Lương (Kiên Giang) tạo ra sản phẩm rượu nho rừng Kim Liên. Năm 2022, UBND tỉnh Kiên Giang công nhận rượu nho rừng Kim Liên đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Theo UBND huyện Thạnh Phú, trong năm 2023, công tác triển khai thực hiện Chương trình Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp (DN) với phương châm “Năng động - đổi mới - sáng tạo” đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận, tham gia tích cực của nhân dân và cộng đồng DN.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều tỉnh bước vào cao điểm thu hoạch lúa thu đông, một số địa phương thu hoạch sắp dứt điểm, giá lúa hiện đang ở mức cao và tiếp tục nhích lên.