Trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa - Du lịch huyện Châu Thành lần 2 năm 2024, Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Châu Thành tổ chức “Hội chợ triển lãm Công nghiệp - Thương mại và Ẩm thực Bến Tre năm 2024”, tại Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort, xã Phú Túc, huyện Châu Thành. Hội chợ sẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, kết hợp hài hòa giữa phần hội và phần chợ nhằm thu hút nhiều khách tham quan và mua sắm. Dự kiến thời gian diễn ra trong 7 ngày, từ ngày 5 đến 11-6-2024.
Tập trung chuẩn hoá sản phẩm mới, nâng hạng những sản phẩm đã được công nhận, Chương trình OCOP đã góp phần quan trọng xác lập vị trí nhiều mặt hàng nông sản của huyện Phú Tân. Qua đó, giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, tăng thu nhập cho người dân.
Trước sức ép của chi phí khai thác ngày càng tăng và giá của các loại thủy hải sản ngày càng thấp khiến ngư dân gặp rất nhiều khó khăn nên nhiều chủ tàu dù không muốn nhưng đành cho tàu nằm bờ.
áng 28/5, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Phan Hoàng Vũ cho biết, theo phương án phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau vừa được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đến năm 2050, Cà Mau phấn đấu trị kinh ngạch xuất khẩu của ngành tôm đạt hơn 6 tỷ USD.
Liên kết vùng trong tiêu thụ sản phẩm là hướng đi hiệu quả, giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Để phát huy tối đa lợi ích liên kết vùng, thời gian qua, tỉnh đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại. Nhiều hoạt động hợp tác liên kết vùng đã được tỉnh thực hiện, trong đó chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương, buôn bán, tạo xung lực cho phát triển kinh tế, tăng cường liên kết vùng.
Những năm gần đây, với tinh thần xung kích trong phát triển kinh tế, nhiều thanh niên ở quận Ô Môn đã tiên phong phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị. Qua đó, đã lựa chọn, xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Thời gian qua, các cấp, ngành của tỉnh quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại khu vực nông thôn, phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, góp phần nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương.
Tỉnh Long An nằm ở vị trí chiến lược, cửa ngõ của vùng Đông Nam Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thời gian qua, tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.
Với trên 1,4 tỷ dân, lại gần gũi về địa lý, thuận tiện trong giao thương, Trung Quốc là một trong những thị trường nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, và hiện nay vẫn là thị trường còn nhiều dư địa lớn cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu trong nước nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng khai thác các đơn hàng trong thời gian tới.
Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng xanh, thân thiện môi trường, nhiều mô hình làm ăn mới đã ra đời, tận dụng tài nguyên bản địa vừa tạo việc làm cho người lao động, vừa nâng cao thu nhập, mang ngoại tệ về cho quê hương.
Hiện nay, tình trạng hạn, mặn đang tác động nặng nề đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến nỗi lo thiếu nguồn cung cho xuất khẩu, đặc biệt với dừa và bưởi.
Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ 2 với chủ đề "Rạng ngời sắc Sen" sẽ góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp trồng sen gắn với phát triển du lịch, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm sen Tháp Mười.