Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, có hàng ngàn, hàng vạn những bà mẹ đã nén chặt nỗi đau để đưa tiễn những người con lên đường đánh giặc, cứu nước. Có những mẹ có 3 - 4 người con là liệt sĩ, có những mẹ chỉ có một người con duy nhất, mẹ vẫn tình nguyện tiễn con lên đường nhập ngũ. Đảng và Nhà nước ghi nhận công lao to lớn của các mẹ, tôn vinh trao tặng các mẹ danh hiệu “Mẹ Việt Nam anh hùng”.
Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.
Sóc Trăng có khoảng 31% dân số là người Khmer và 93 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo, trong những năm tháng chiến tranh, nhiều ngôi chùa đã chở che cho các chiến sĩ cách mạng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi của dân tộc, đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.
Cách nay tròn 50 năm, cùng với miền Nam thành đồng, anh dũng, quân và dân tỉnh Cần Thơ đã tổng tiến công, nổi dậy, giải phóng quê hương, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khắp nơi trong tỉnh, từ Châu Thành, Kế Sách đến thị xã Vị Thanh, Long Mỹ, Thốt Nốt, Ô Môn… và trung tâm TP Cần Thơ, nơi nơi hân hoan mừng Cần Thơ giải phóng, mừng đất nước hòa bình, non sông thống nhất.
Rừng U Minh Hạ là một trong những khu rừng ngập nước đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có vai trò quan trọng trong bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Quá trình hình thành và phát triển của rừng U Minh Hạ gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng, cũng như những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền và Nhân dân trong bảo vệ, phát huy giá trị của khu rừng này.
Vùng đất nay là tỉnh Trà Vinh được nhập vào “hoàng triều cương thổ” vào năm 1757, dù bàn chân khai phá của người Việt đã có mặt từ nhiều thập niên trước đó. Suốt giai đoạn phong kiến chúa Nguyễn và triều Nguyễn, địa bàn này được phân định và diên cách thành một phủ (Lạc Hóa), bao gồm hai huyện là Trà Vang (sau đổi thành Trà Vinh) và Tuân Ngãi.
“Về cội nguồn, nhìn quê hương vọng vang mãi những chiến công. Niềm tự hào về Long An trung dũng kiên cường”. Lời ca khúc Hát vang Long An trung dũng kiên cường thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của những người con vùng đất tám chữ vàng. Tinh thần ấy được ghi dấu qua các “địa chỉ đỏ” - nơi minh chứng cho quá khứ hào hùng và giáo dục truyền thống, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho thế hệ hôm nay.
Nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Thị Định (15-3-1920 - 15-3-2025), nhớ về Nữ tướng Nguyễn Thị Định (lớp chúng tôi gọi tên thân thương, kính trọng là cô Ba Định). Nguyễn Thị Định, người phụ nữ huyền thoại, vận dụng sáng tạo đường lối quân sự của Đảng về chiến tranh nhân dân - nghệ thuật quân sự trong cuộc nổi dậy của nhân dân Bến Tre (17-1-1960).
Cả cuộc đời của Nữ tướng Nguyễn Thị Định, ai ai cũng có thể nghe và có thể kể chuyện từ đầu đến cuối. Nhưng càng đi vào chiều sâu tình tiết, đi vào cái hồn của sự kiện, chúng ta càng thấy hiện lên dáng dấp của những huyền thoại làm lay tỉnh khối óc và xúc động lòng người.
Tôi đồng tình với ông Sáu Sơn (ông Ðỗ Văn Nghiệp, tác giả chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ðiều tra, sưu tầm chứng tích tội ác Mỹ - Nguỵ tại Biệt khu Hải Yến - Bình Hưng” cách đây 20 năm), rằng: “Khép lại quá khứ, không có nghĩa là lãng quên quá khứ. Bài học đúc kết từ quá khứ là bài học bằng xương máu, sẽ có nhiều bổ ích cho hiện tại và tương lai”.
Cà Mau không chỉ là điểm cuối của đất nước, nơi ai cũng mong một lần được ghi dấu bước chân mình tại cột mốc toạ độ, mà còn là vùng đất để lại trong tim nhiều người những tình cảm khó quên.