Cù Lao Dung - dải đất tựa lưng ra biển, nơi có hệ sinh thái đa dạng, địa phương gắn liền với truyền thống cách mạng của hai thời kỳ kháng chiến và sở hữu nhiều di sản văn hóa đặc biệt… Theo thời gian, Cù Lao Dung có những phát triển vượt bậc với những nét độc đáo, riêng biệt!
Đúng như tên gọi, Hòn Ðá Lẻ chỉ toàn là đá, nằm lẻ loi về phía Ðông trong cụm đảo Hòn Khoai (thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), cao dần về phía Tây Nam và có phần diện tích chìm xuống khi thuỷ triều lên. Hòn Ðá Lẻ là đảo đá san hô, diện tích khá nhỏ, không cây cỏ nên chỉ có chim nhạn về đây làm tổ.
Được xây dựng từ năm 990, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa Âng ở TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) vẫn giữ được lối kiến trúc cổ truyền độc đáo của đồng bào Khmer Nam Bộ.
Ở châu thổ sông Cửu Long chắc chỉ có huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) là một 'huyện đảo' đúng nghĩa nhất khi tách biệt hẳn với đất liền. Mọi đường thông thương nối cù lao với đất liền cho đến hiện tại (tháng 2/2023) là những bến phà lớn, phà nhỏ, đò ngang…
Ở tuổi 59, ông Bùi Văn Ðông, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều luôn dành hết tâm sức để giữ đất, giữ rừng, bảo vệ đời sống và sản xuất của người dân. Ý chí kiên định, lòng quyết tâm mãnh liệt và tinh thần trách nhiệm cao đã giúp ông vượt qua mọi khó khăn, vất vả, sẵn sàng đương đầu với sóng to, gió lớn, giành lại từng tấc đất, cây rừng, bảo vệ cả một vùng rộng lớn phía trong đê biển Tây.
Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ. Nhờ ham học hỏi cùng tinh thần không bỏ cuộc, ông đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn giúp thu lợi nhuận từ 30 - 50 tỷ đồng/năm.
Những ngày này, tại TP. Rạch Giá (Kiên Giang) không khí náo nhiệt của lễ và hội tràn ngập. Nhiều năm qua đã thành thông lệ, cứ đến ngày giỗ của cụ Nguyễn, người dân khắp mọi miền về với TP. Rạch Giá, nơi có ngôi đình Nguyễn Trung Trực để tỏ tấm lòng. Và tín ngưỡng thờ cúng cụ Nguyễn dần đã được nâng lên và trở thành di sản. Tối 10-10, Đảng bộ, quân, dân tỉnh Kiên Giang sẽ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ hội Đình thần Nguyễn Trung Trực - Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang”.
Nguyễn Trung Trực một tấm gương sáng và là ngọn cờ đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam. Sau khi mất, ông được người dân nhiều nơi lập đình thờ. Riêng Kiên Giang có 15 điểm di tích, cơ sở thờ tự tổ chức lễ giỗ Nguyễn Trung Trực.
Chị Phùng Thị Thùy Trang - Bí thư Xã đoàn Vĩnh Điều, huyện Giang Thành (Kiên Giang) đã xuất sắc đoạt giải nhất hội thi bí thư Đoàn cơ sở giỏi tỉnh năm 2023. Sắp tới, Trang đại diện tỉnh Kiên Giang tham dự vòng chung kết hội thi bí thư Đoàn cơ sở giỏi toàn quốc dự kiến tổ chức trong tháng 10-2023 tại TP. Hồ Chí Minh.
Ðây là lần thứ 2 tôi gặp ông Nguyễn Phước Thẩm (tên gọi khác là Nguyễn Trí Thẩm hay Tư Thẩm), một trong những chứng nhân lịch sử hiếm hoi còn lại của cuộc kháng chiến chống Pháp tại Cà Mau. Ông Tư Thẩm quê gốc ở tại làng Tân Hưng (nay thuộc xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước), sinh ngày 14/7/1930. Ở tuổi 94 (theo tuổi mụ), ông Tư Thẩm trải lòng: “Với tôi, chuyện bây giờ có thể quên chớ những chuyện liên quan đến cách mạng thì tôi không thể nào quên được. Ðó là máu thịt rồi”.
Nét ẩm thực của Sóc Trăng được kết hợp và giao thoa giữa ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo ra nét riêng biệt, khó nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác.
Chừng đôi chục năm nay, ba khía - loài động vật đặc hữu một thời nhiều vô kể ở vùng nước mặn và nước lợ - bỗng dưng “lên đời” trở thành đặc sản thông qua các món ăn như ba khía tươi nấu canh chua, ba khía tươi rang me, ba khía muối…